Người biểu tình tức giận đập phá Đại sứ quán Saudi Arabia tại thủ đô Tehran |
Revolutionary Guards – một nhánh của lực lượng vũ trang Iran vừa ra cảnh báo “lạnh gáy” đối với gia đình hoàng gia Al Saud, tuyên bố sẽ lật đổ “chế độ chống Đạo hồi, ủng hộ khủng bố” của Vương quốc Saudi Arabia. Trang web chính thức của Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei còn so sánh hành động hành quyết 47 giáo sĩ của Saudi với hành động chặt đầu dã man của Nhà nước Hồi giáo.
Ông Khamenei nói thêm: “Những cái chết oan ức của các giáo sĩ bị đàn áp không sớm thì muộn sẽ phô bày hệ luỵ, các chính trị gia Saudi sẽ chứng kiến sự trả thù dã man”.
Sáng sớm hôm nay (3/1), người biểu tình tức giận kéo tới Đại sứ quán Saudi tại thủ đô Tehran, đập phá. Bức ảnh chụp lại căn phòng bên trong Đại sứ quán cho thấy, đồ đạc nội thất bị phá nát, tung khắp nền nhà. Hiện trường vụ biểu tình gợi nhớ tới cuộc khủng hoảng con tin năm 1979 khi 52 người Mỹ bị một nhóm sinh viên Iran, bao vây chiếm giữ Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt nhốt trong 444 ngày.
Thái độ chỉ trích, phản đối mạnh mẽ của Iran được đưa ra sau khi Nhà vua Arab Saudi (theo phái đạo Hồi Sunni) ra lệnh hành quyết 47 giáo sĩ trong đó có Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr thân Iran và hàng chục thành viên của al Qaeda. Ngay sau sự việc, Bộ Ngoại giao Iran ra thông báo kêu gọi các bên bình tĩnh, yêu cầu người biểu tình tôn trọng cơ sở vật chất của Đại sứ quán Saudi Arabia tại Tehran.
Trước nay, quốc tế luôn hy vọng hai nước Iran và Saudi Arabia sẽ xoá bỏ những khác biệt, tiền lại gần nhau cùng chống lại kẻ thù chung Nhà nước Hồi giáo (IS). Tuy nhiên, động thái trên đã dập tắt toàn bộ hy vọng.
Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr bị chính quyền Saudi Arabia coi là khủng bố nhưng lại được Iran coi trọng. Bởi ông này luôn ca ngợi Iran là biểu tượng đấu tranh thắng lợi cho quyền của người thiểu số theo nhánh đạo Hồi Shia của Saudi Arabia.
Vụ hành quyết 47 giáo sĩ không chỉ khiến các nước Đạo Hồi bức xúc mà còn kéo theo làn sóng lên án quốc tế, trong đó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon bày tỏ “vô cùng thất vọng” với hành động của Saudi. “Giáo sĩ Sheik al-Nimr và một số tù nhân khác đã bị kết tội tại toà trước khi hành quyết. Thế giới e ngại về bản chất của các cáo buộc cũng như sự công bằng trong qúa trình xét xử” – ông Ban nói.
Hành động hành quyết 47 giáo sĩ mới chỉ có chính phủ Bahrain và Các tiểu vương quốc Arab (UAE) ủng hộ và cho rằng đây là hành động cần thiết để chấm dứt chủ nghĩa khủng bố và cực đoan.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận