Đứng thứ đầu là không quân Venezuela, không quân quốc gia này sở hữu phi đội máy bay chiến đấu có thiện chiến nhất ở Mỹ Latinh, với 23 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MK2 mua từ Nga. Đây là một trong những máy bay tốt nhất trong khu vực, có tầm bay và tải trọng vũ khí cao nhất, bộ cảm biến mạnh nhất và hiệu suất bay tốt nhất.
Su-30MK2 được trang bị radar chủ động R-77 dẫn đường cho tên lửa không đối không tầm xa, gồm các loại tên lửa như R-27ER và tên lửa hành trình Kh-31 tầm xa hơn. Khiến Su-30MK2 là máy bay không có đối thủ trong khu vực và là mối đe dọa lớn nhất của không quân Mỹ ở Mỹ Latinh.
Venezuela cũng đang biên chế hai phi đội F-16A Fighting Falcons, tuy nhiên lại không được trang bị tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn. Mặc dù vậy, so với các máy bay chiến đấu khác được triển khai ở Nam Mỹ, những chiếc F-16 này vẫn có tiềm năng chiến đấu trên mức trung bình.
Venezuela cũng triển khai mạng lưới phòng không trên bộ tiên tiến nhất trong khu vực, dựa trên hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung BuK-M2 và S-300MV, là biến thể hiện đại nhất của hệ thống S-300 nổi tiếng, với tầm bắn hiệu quả là 250 km và có thể tấn công mục tiêu ở tốc độ Mach 14.
Thứ hai là không quân Chile. Từ lâu Chile đã trang bị một lực lượng không quân hiện đại, được biết đến với tiêu chuẩn huấn luyện cao so với các cường quốc khác trong khu vực và đã từng khiến hải quân Mỹ phải e dè trong các cuộc tập trận, khi phối hợp cùng lực lượng này.
Nòng cốt của không quân Chile bao gồm các máy bay chiến đấu F-16A, với 36 máy bay phản lực F-16A/B đang phục vụ. Các máy bay F-16C Block 50 hiện đại hơn, tạo nên một phi đội đáng gờm với 10 chiếc trong số này đang hoạt động.
Chile là một trong ba quốc gia có tên lửa không đối không tầm xa hiện đại và là quốc gia duy nhất có máy bay không phải của Nga, tích hợp tên lửa như vậy. Tên lửa tầm xa dẫn đường bằng radar chủ động AIM-120C của F-16 có hiệu suất tương tự như R-77 của Nga, đang được Venezuela và Peru sử dụng.
Chile cũng triển khai một máy bay cảnh báo sớm trên không, với một chiếc Boeing-707 duy nhất được trang bị radar Phalcon của Israel. Ngoài ra, còn có một phi đội máy bay tiếp nhiên liệu trên không hiện đại, với 3 chiếc KC-135 Stratotankers. Giúp hỗ trợ chiến đấu cho các máy bay F-16 và cho phép chúng có thể hoạt động trong thời gian dài.
Tiếp theo là Peru, là một trong hai quốc gia ở Nam Mỹ cùng với Venezuela, có phi đội máy bay chiến đấu hoàn toàn gồm các máy bay thế hệ thứ tư. Lực lượng chính bao gồm một phi đội 19 máy bay chiến đấu MiG-29, với các biến thể S và SMP tầm trung.
Những chiếc MiG-29 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, với các tên lửa không đối không R-77 và R-27, khiến chúng trở nên rất mạnh trong vai trò không chiến. MiG-29 là một trong những máy bay chiến đấu cơ động nhất từng được thiết kế, khi được trang bị radar hiện đại và R-77, MiG-29 trở nên nguy hiểm ở tầm xa cũng như ở tầm ngắn.
Ngoài ra, Peru cũng biên chế một phi đội gồm 12 máy bay chiến đấu hạng nhẹ Mirage 2000, nhưng không được trang bị bất kỳ tên lửa không đối không hiện đại nào và bị đánh giá là phi đội Mirage yếu nhất thế giới. Đối với vai trò tấn công mặt đất, Peru cũng triển khai 18 máy bay phản lực Su-25 của Nga.
Thứ tư là không quân Cuba, được đánh giá là lực lượng không quân có năng lực nhất trong khu vực, xét về số lượng máy bay chiến đấu được triển khai, Cuba vẫn có đội bay chiến đấu lớn nhất ở Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các máy bay đã rất cũ và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp, do mất đi sự hỗ trợ của Liên Xô sau khi sụp đổ vào năm 1991.
Không quân Cuba là lực lượng duy nhất trong khu vực, có kinh nghiệm đáng kể trong không chiến, bao gồm cả việc sử dụng các tên lửa không đối không có tầm nhìn xa, cũng là đơn vị sử dụng MiG-23 thành thạo nhất. Không quân Cuba đã từng tham chiến ở châu Phi, đánh bại các máy bay phản lực Mirage F1 của không quân Nam Phi.
Hiện nay, MiG-29 là máy bay hiện đại nhất của Cuba nhưng chỉ có 7 chiếc trong biên chế, trong khi phần lớn lực lượng chiến đấu của không quân, được hình thành từ khoảng 60 máy bay tiêm kích MiG-23 thế hệ thứ ba. Mặc dù yêu cầu bảo trì cao, nhưng MiG-23 có các cảm biến tương đương với F-16A thế hệ thứ tư đầu tiên.
Một lực lượng hùng hậu khác của không quân Cuba, chính là khoảng 180 máy bay chiến đấu MiG-21 thế hệ thứ ba cải tiến, cũng đang được đưa vào biên chế mặc dù phần lớn trong số này đã được cất giữ.
Cuối cùng là không quân Brazil, cho đến nay không quân vẫn là lực lượng yếu kém nhất trong các lực lượng vũ trang của Brazil. Có tới 46 máy bay chiến đấu hiện đại trong biên chế, nhưng khả năng chiến đấu của không quân nước này còn nhiều điều phải bàn.
Lực lượng chính là các máy bay phản lực hạng nhẹ F-5E Tiger II thế hệ thứ ba, được nâng cấp với các hệ thống tác chiến điện tử tương đối hiện đại, nhưng không được trang bị tên lửa tầm xa ngoài tầm nhìn. Điều này có nghĩa là máy bay chiến đấu của Brazil sẽ gặp bất lợi trước MiG-23 của Cuba hay F-16A của Venezuela.
Ngoài ra, Brazil cũng sở hữu một phi đội máy bay cảnh báo sớm trên không khá lớn, nhưng chúng kém tinh vi hơn đáng kể so với hầu hết các thiết kế như Phalcon 707 của Chile và có radar yếu hơn, trong khi năng lực phòng không tầm xa trong nước yếu, khiến không phận quốc gia này có thể ra vào một cách tùy tiện.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận