1. Lion’s Head (Đầu sư tử)
Đây là món ăn nổi tiếng ở quận Hoài Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Nó có tên tiếng Anh là “Lion’s Head” nên khiến người nước ngoài nghĩ rằng, đây là món ăn làm từ đầu của con sư tử.
Trên thực tế, “đầu sư tử” là một loại thịt viên heo hầm với rau, chấm với nước sốt đặc biệt. Món này có 2 loại: màu trắng và màu đỏ. Màu trắng sẽ hầm với bắp cải, còn màu đỏ sẽ hầm với măng hoặc đậu phụ.
Vì cái tên này mà khiến người nước ngoài có sự hiểu lầm lớn nên một số người không dám thử.
2. Chân gà da hổ
Món này khi dịch sang tiếng Anh thực sự rất khó, một số người dịch là chân gà da hổ hoặc chân gà da cọp, nhưng họ cũng không thể hình dung ra được đó là món ăn gì.
Thông thường, nhiều nước phương Tây sẽ không ăn nội tạng động vật, móng chân… và cho rằng đó là những thứ chỉ dành cho những người nghèo, không có tiền mua. Da dổ và chân gà là 2 thứ mà khiến cho người nước ngoài không dám ăn, vì vậy khi nghe thấy tên của món này, họ nhất quyết không dám thử.
Món ăn này thực tế là làm từ chân gà om nước tương, rượu nấu ăn, ớt, muối… Vì được nấu theo phương pháp đặc biệt nên phần da trở nên rất mềm, vẻ ngoài hấp dẫn, vị cay, thơm và dai.
3. Phổi vợ chồng
Một món ăn mà khi dịch sang tiếng Anh khiến ai cũng phải “hết hồn”. Người nước ngoài chỉ nghe tên thôi đã không dám thử. Thực ra, đây chỉ là món ăn làm từ thịt bò và ruột bò ngâm với tương ớt, không liên quan gì tới vợ chồng.
Nó còn có một cái tên khác là “ông bà Smith”, một bộ phim Hollywood với sự tham gia của Brad Pitt và Angelina Jolie. Mặc dù không có chút liên quan gì tới đồ ăn, nhưng cái tên này ít nhất cũng có thể chấp nhận được về mặt tâm lý và gây tò mò cho thực khách.
4. Gấu trúc ăn phân
Người Trung Quốc không hiểu tại sao món cơm cà ri khoai tây này lại dịch sang tiếng Anh là “gấu trúc ăn phân”. Mặc dù đây là món cơm nắm có hình gấu trúc, bên cạnh là cà ri, nhưng lại được dịch ra một cái tên rất kì cục. Và hiển nhiên khi nghe cái tên này, người nước ngoài sẽ chẳng dám thử chút nào.
5. Trứng ngàn năm
Trứng bảo quản được dịch sang tiếng Anh với tên gọi “trứng ngàn năm”, “trứng thiên niên kỷ”, khiến người nước ngoài cảm thấy khó hiểu, tại sao một quả trứng lại có thể để được cả nghìn năm, nó không bị hỏng hay mốc sao.
Mặc dù trên thực tế, loại trứng này có vẻ ngoài kỳ dị, có mùi hôi hăng hắc khó chịu và không rõ thời gian bảo quản như thế nào.
Phần lớn người nước ngoài ăn trứng bảo quản không cần chấm với nước sốt. Nhưng người Trung Quốc sẽ ăn nó với nhiều cách khác nhau.
Những cái tên trong số này được dịch bởi người Trung Quốc sang sống ở các nước Âu Mỹ. Khi họ mở nhà hàng Trung Quốc tại đây, để thu hút khách hàng, họ nghĩ ra nhiều cái tên rất kỳ quặc, kết quả khiến người nước ngoài hiểu sai về ẩm thực Trung Quốc.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận