Công nghệ mới

5 vũ khí "khủng' giúp NATO đối phó Nga

12/02/2016, 06:56

Top 5 vũ khí chủ lực được NATO dùng để ngăn chặn mối nguy cơ đe dọa của Nga ở châu Âu.

1
Tàu ngầm lớp Virginia

 Theo các quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, trong hai năm gần đây, Nga đã có những động thái hiếu chiến hơn tại Ukraine, tăng cường thêm máy bay ném bom và tàu ngầm tuần tra. Còn theo Phó Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh, Clive Johnstone, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Hải quân NATO, thì sự những mối đe dọa của Nga đang tại châu Âu đang một "hiển hiện" dần. Riêng các hoạt động của tàu ngầm Nga tại khu vực Bắc Đại Tây Dương ngày một sôi động. Vì vậy, để đối phó với sự trỗi dậy này của Nga, các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi ngắn là NATO có thể trông cậy vào 5 loại vũ khí chủ lực dưới đây: 

1. Tàu ngầm lớp Virginia

Để đối trọng các loại tầu ngầm siêu hạng của Nga, Hải quân Mỹ hiện đã đầu tư, tạo ra hạm đội tàu ngầm lớp Virgina hùng mạnh ngự trị vùng biển Đại Tây Dương và hiện nay sức khỏe của hạm đội này liên tục được chăm sóc. 

Đầu tháng Hai vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho hay, khoản ngân sách Mỹ dành để đóng mới tàu ngầm Virginia trị giá tới 8,1 tỷ $ vào năm 2017 và tăng tiếp lên 40 tỷ $ vào 5 năm tới, đưa Mỹ trở thành siêu cường tàu ngầm, kể cả số lượng lẫn tính năng tác chiến. “ Chúng tôi không chỉ mua thêm 9 tàu ngầm tấn công lớp Virginia trong vòng 5 năm tới, mà còn trang bị cho những chiếc tàu này hệ nạp đạn thẳng đứng, để nâng khả năng tấn công lên gấp ba so với thiết kế nguyên thủy. Tức, tăng số lượng tên lửa Tomahawk từ 12 lên 40 đơn vị”, Carter khoe. 

Tầu ngầm lớp Virginia, còn được gọi là lớp SSN-774, thế hệ tàu ngầm tấn công nhanh năng lượng hạt nhân hiện đang trong bên chế trong Hải quân Mỹ (ký hiệu phân loại ghi trên thân tàu là SSN). Các tàu ngầm này được thiết kế hoạt động cho một phổ rộng mở đại dương và vùng ven biển. Đây là sản phẩm thay thế cho lớp tàu ít tốn kém hơn, tàu lớp Seawolf, ra đời từ thời Chiến tranh Lạnh. Và đang thay thế các tàu ngầm lớp Los Angeles cũ đã, đang nghỉ hưu. Tàu ngầm lớp Virginia sẽ được mua thông qua các hợp đồng đến năm 2043, và dự kiến sẽ "tại ngũ" đến tận năm 2060 hay 2070.

2. Tiêm kích F-35

Tiêm kích tấn công kết hợp F-35 hay chiến đấu cơ đa năng F-35 là sản phẩm của Tập đoàn  Lockheed Martin chế tạo, tuy rất hiện đại, nhưng lại có quá nhiều nhược điểm, kể cả lỗi kỹ thuật, chi phí, và không thỏa mãn nhu cầu của không quân Mỹ. Nhưng công bằng, nó vẫn là siêu chiến đấu cơ tàng hình, vũ khí đáng sợ được NATO coi là bùa hộ mệnh để chống lại Nga. 

2
Tiêm kích tấn công kết hợp F-35

F-35 không phải là chiến đấu cơ siêu thanh, hiện đại nhất hay được trang bị vũ khí tối tân nhất hành tinh. Thậm chí, một số tính năng còn kém hơn cả thế hệ đi trước, song F-35 vẫn có những ưu điểm nổi trội riêng. Đó là khả năng tàng hình và hệ cảm biến hiện đại cho phép có thể tấn công và hạ gục nhanh các chiến đấu cơ thông thường. Và nhờ vào hệ cảm biến đời mới, F-35 có thể giúp thu thập rất nhiều thông tin dạng hình ảnh rất chi tiết về đối phương, mục tiêu nên hiệu quả tấn công đạt mức gần như tuyệt đối. 

Và do chưa hoàn hảo, thậm chí là tốt, Mỹ chưa muốn trang bị cho không quân nhưng lại muốn xuất ngoại, trong đó nhu cầu của NATO đã giúp cho Mỹ yên tâm đầu tư và chế tạo, một hòn đá "trúng hai chim", điều mà chính Mỹ chưa bao giờ ngờ tới, nhất là trong bối cảnh chiến tranh lạnh đã kết thúc, mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy trở lại.

3. Máy bay ném bom tầm xa LRB-B

Nga đang tập trung phát triển hệ thống phòng không, đặc biệt là radar tần số thấp để phát hiện  máy bay chiến đấu tàng hình, và để đối phó, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu, phát triển các loại máy bay ném bom tầm xa (LRS-B) để không kích các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. 

3
Mô hình bay ném bom tầm xa LRS-B

 Chương trình LRS-B hiện đang triển khai bí mật, nên có cả những phản đối, tuy nhiên theo nguồn tin mở thì LRS-B có khả năng thâm nhập vào những vùng bố trí hệ thống phòng không dày đặc, thậm chí cả các khu vực được triển khai thêm radar tần số thấp. Nhiều nguồn tin đồn đoán, rất có thể LRS-B sẽ có thiết kế cánh bay, đồng thời có thể tích hợp khả năng tác chiến điện tử và tác chiến mạng nhằm vô hiệu hóa các radar VHF tần số thấp nhất mà nó không thể qua mặt nếu chỉ dựa vào tính năng tàng hình. 

Theo Wikipedia, LRS-B là loại máy bay ném bom chiến lược của Không quân Hoa Kỳ, có nhiều đặc tính nổi trội như siêu trường, siêu trọng, và khả năng mang vũ khí nhiệt hạch, dự kiến sẽ ra mắt giữa thập niên 20 trong thế kỷ này. Tháng 7/2014 Không quân Mỹ có yêu cầu mua 80-100 máy bay LRS-B với chi phí 550 triệu $/chiếc (giá năm 2010). Hợp đồng chính thức đã được trao cho hãng Northrop Grumman hồi tháng 10/2015.

4. Tăng Leopard 2

Leopard 2A7 là mẫu xe tăng mới nhất do Đức phát triển, dòng xe này gồm cả xe tăng hủy diệt có tên Panzerkampfwagen I và được coi là vũ khí chủ đạo của quân đội Đức lẫn các thành viên NATO. 

Dòng Leopard đầu tiên được biên chế cho quân đội năm 1979, nhưng phải mất nhiều năm, Leopard 2 mới được cải tiến, có thêm pháo L55 dài hơn và có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng có giáp rất mạnh của đối phương. Một trong những nhược điểm của dòng Leopard 2 là việc Đức từ chối sử dụng urani nghèo để chế tạo đạn pháo giống như xe tăng M829A3 hoặc M829E4  của quân đội Mỹ.

4
Xe tăng  Leopard 2

Vật liệu được quân đội Đức lựa chọn thay cho urani nghèo là vôn-fram (tungsten), có sức công phá kém hơn urani nghèo, điều này khiến cho giới quân sự hoài nghi về việc loại đạn pháo nói trên trước sức mạnh của các thế hệ xe tăng mới nhất của Nga như T-80, T-90 và T-14 Armata.. Giải pháp tình thế cho Đức là cân nhắc đạn xe tăng của Mỹ, như mẫu M829 hoặc phát triển đạn riêng. Hiện chưa rõ đạn M829 của Mỹ có phù hợp với pháo L55 trên các dòng xe Leopard 2 mới hay không, vấn đề đang chờ câu trả lời cụ thể.

5. Trực thăng AH-64E Apache

Trực thăng tấn công AH-64A Apache là sản phẩm do hãng Boeing, Mỹ chế tạo được giới thiệu lần đầu năm 1986 dưới dạng khí tài dùng để tấn công thiết giáp của Liên Xô. Nó từng được mệnh danh là "sát thủ diệt tăng” trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần I năm 1991, bởi tiêu diệt gần như "trọn bộ" lực lượng tăng thiết giáp của Iraq.

5
Trực thăng AH-64E Apache

Kể từ đó đến nay, Apache đã trải qua rất nhiều thăng trầm, qua nhiều tiến hóa, và được trang bị thêm nhiều loại vũ khí cũng như thiết bị đo lường hiện đại, nhất là hệ thống cảm biến (sensors). Giống như thế hệ tiền bối, các dòng Apache mới  vẫn có khả năng mang được tối 16 vũ khí chống tăng Hellfire hoặc ượng vũ khí tương đương đủ để quét sạch một đại đội xe tăng bằng loạt đạn đầu tiên.

 Gần đây, Apache được sử dụng trong các cuộc chiến tranh chống lại phiến quân ở Iraq và Afghanistan, nhưng nó vẫn được xếp trong đẳng cấp “sát thủ” và được NATO đánh giá là vũ khí chủ lục để cân bằng đối trọng với Nga trong tương lai nếu chiến tranh thế giới mới xảy ra.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.