Dự án chống ngập do triều khu vực TP.HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) khởi công giữa năm 2016, nhằm kiểm soát ngập cho diện tích 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố. Nhà đầu tư là Tập đoàn Trung Nam, triển khai theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).
Dự án gồm 6 cống ngăn triều: Bến Nghé, Cây Khô, Mương Chuối, Phú Định, Phú Xuân và Tân Thuận. Trong đó, cống Mương Chuối (huyện Nhà Bè), đặt tại con sông cùng tên có quy mô lớn nhất. Cống dài hơn 200m, gồm 4 cửa van ngăn triều đã được lắp, đạt khoảng 95% tiến độ.
Cống Bến Nghé (quận 1) hoàn thành 97% khối lượng thi công, đây là dự án có thiết kế khác biệt so với hệ thống cống ngăn triều khác của dự án như được lắp cửa van nặng 434 tấn, hình vòng cung chìm 40m. Điều này được cho là để hài hòa với không gian đô thị xung quanh.
Công trình nhưng đã tạm ngừng trong nhiều năm. Phòng điều hành, trạm bơm và một số hạng mục phụ trợ cống vẫn còn dang dở.
Cách đó 3,5km, cống Tân Thuận được lắp đặt tại khu vực kênh Tẻ, nằm giữa quận 4 và quận 7. Cống được đánh giá có vị trí rất quan trọng, khi trực tiếp điều tiết nguồn nước sông Sài Gòn đổ vào cửa ngõ quận 7 của thành phố. Công trình cũng ngừng thi công trong nhiều năm sau dù đạt 93% tiến độ.
Khu vực nhà điều hành gần như hoàn thiện cơ bản, bên trong luôn có bảo vệ túc trực.
Công trình này đã hoàn tất thi công trụ, cửa van. Âu thuyền đã hoàn thiện và triển khai lắp cơ khí - thủy lực. Khu vực gia cố thượng hạ lưu cống, thảm đá lòng sông, khu nhà quản lý và khu cảnh quan vẫn chưa được hoàn thành.
Cách đó 7km về phía huyện Nhà Bè, cống Phú Xuân dù đạt khoảng 90% tiến độ nhưng vẫn bị bỏ hoang sau nhiều năm thi công. Hai cửa van nặng 212 tấn của cống đã được lắp đặt xong. Nhà làm việc và nhiều hạng mục phụ trợ khác còn dang dở, nhếch nhác.





Phóng viên Báo Giao thông ghi nhận ngày 6/10, bên trong công trình này không có công nhân hay bảo vệ canh gác. Máy móc, thiết bị ngổn ngang, rỉ sét.
Công trình không bóng người.
Các hạng mục chính của cống Tân Thuận như cửa van, âu thuyền, máy bơm công suất lớn… đã cơ bản hoàn thiện.
Với quy mô lớn nhất trong tổng 6 cống ngăn triều, cống Mương Chuối (huyện Nhà Bè) đặt tại con sông cùng tên có kích thước dài hơn 200m, có 4 cửa van ngăn nước trọng lượng từ 230 - 320 tấn đã được lắp đặt.
Mới nhất vào tháng 3 năm nay, cống Mương Chuối được khởi động lại, tuy nhiên sau đó tiếp tục dừng thi công.
Cống Phú Định (quận 8) tại Kênh Đôi có chức năng ngăn và kiểm soát nguồn nước từ sông Vàm Cỏ Đông và sông Cần Giuộc đổ vào trung tâm TP.HCM. Cống Phú Định đã hoàn thành lắp cửa van 230 tấn nhưng nhiều hạng mục khác vẫn dang dở sau nhiều năm ngừng thi công, một số kết cấu công trình có dấu hiệu xuống cấp.
Tại khu vực huyện Bình Chánh giao với Nhà Bè, cống Cây Khô cũng đã ngừng thi công sau khi đạt khoảng 85% khối lượng công việc. Đây là cống có vị trí xa trung tâm thành phố nhất. Cống có chức năng ngăn triều, điều tiết nguồn nước từ sông Soài Rạp, sông Cần Giuộc đổ vào trung tâm TP.HCM.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận