Bạn cần biết

6 sự thật thú vị về ngày “Mặt trăng máu”

04/04/2015, 13:33

“Mặt trăng máu” ngày 4/4/2015 được nhìn thấy từ hầu hết các khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á và một phần Australia.

10-su-that-thu-vi-ve-mat-trang-mau-nam-nay
Hiện tượng Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào chiều tối nay 4/4/2015

1. Đây là Nguyệt thực toàn phần đầu tiên của năm 2015

2015 có 4 thiên thực (nhật thực và nguyệt thực), đây là số lượng tối thiểu của thiên thực có thể xảy ra trong một năm dương lịch. Nhật thực toàn phần đầu tiên của năm nay diễn ra vào ngày 20/3. Hai tuần sau đó, ngày 4/4/2015, Trái đất sẽ di chuyển giữa Mặt trời và Mặt trăng và tạo thành Nguyệt thực toàn phần đầu tiên của năm 2015. Sau đó, một Nhật thực bán phần sẽ diễn ra vào ngày 13/9/2015 và một Nguyệt thực toàn phần khác vào ngày 28/9.

2. Đây là một trong bộ tứ “Lunar Tetrad”“Lunar Tetrad” - 4 lần Nguyệt thực toàn phần liên tiếp.

“Mặt trăng máu “ ngày 4/4/2015 là “Trăng máu” thứ 3 nằm trong 4 Nguyệt thực toàn phần được gọi là “Lunar Tetrad”. 2 thiên thực đầu tiên diễn ra vào ngày 15/4/2014 và 8/10/2014. Trăng máu cuối cùng sẽ diễn ra vào ngày 28/9/2015.

Những ngày này có gì thú vị? Mỗi một Mặt trăng máu trong Tetrad xảy ra cách nhau khoảng 6 tháng và giữa mỗi lần như vậy sẽ có 5 lần trăng tròn.

“Lunar Tetrad” có thể hiếm xảy ra trong vài thế kỷ nhưng cũng có thể xảy ra thường xuyên trong thế kỷ nào đó. Ví dụ như trong thế kỷ 21 sẽ có đến 8 “Lunar Tetrad” – đây là số “Lunar Tetrad” tối đa có thể xảy ra trong 1 thế kỷ. Lần cuối cùng hiện tượng này diễn ra là thế kỷ thứ 9.

“Lunar Tetrad” tiếp theo của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu bằng Mặt trăng máu ngày 25/4/2032.

3. Người Mỹ sẽ xem được “Mặt trăng máu” rõ nhất

Mỗi thiên thực trong bộ tứ có thể được nhìn thấy từ tất cả hoặc nhiều địa điểm khác nhau trên nước Mỹ nếu thời tiết cho phép. Người dân tại bờ biển phía tây của Mỹ sẽ nhìn thấy “Mặt trăng máu” ngày 4/4/2015 rõ nhất. Tuy nhiên, một số địa điểm khác không thể nhìn thấy giai đoạn cuối cùng của “Trăng máu” vì chúng xảy ra lúc trăng lặn.

Bờ biển phía đông của Mỹ có thể chỉ nhìn thấy Nguyệt thực một phần khi mà toàn bộ quá trình này diễn ra sau khi trăng lặn tại những địa điểm này. Các khu vực Alaska và Hawaii sẽ được chứng kiến hiện tượng từ đầu tới cuối.

Người dân tại Australia, New Zealand và Nhật Bản cũng sẽ quan sát được “Trăng máu” năm nay.

4. Thiên thực lúc bình minh và hoàng hôn

Đối với người dân tại Bắc Mỹ, “Mặt trăng máu” sẽ diễn ra trước bình minh còn với người dân tại Australia và New Zealand, hiện tượng này lại diễn ra sau khi mặt trời lặn.

5. Lời đồn về ngày tận thế

Quan điểm của 2 mục sư Blitz và Hagee gây chú ý vào đầu năm 2014 bởi các thiên thực trong bộ tứ trùng với các ngày lễ quan trọng của người Do Thái. Các thiên thực xảy ra vào tháng 4/2014 và tháng 4/2015 xảy ra trùng với lễ Vượt Qua (Passover), trong khi thiên thực vào tháng 10/2014 và tháng 9/2015 lại trùng với Lễ Lều Tạm (Feast of Tabernacles). Một số người coi sự trùng hợp này là dấu hiệu của ngày tận thế.

Trong kết luận của mình, các nhà khoa học, thiên văn học không tìm thấy bất cứ lý do nào để tin rằng bộ tứ “Lunar Tetrad” hiện nay là dấu hiệu cho thấy ngày tận thế của trái đất. Thậm chí, các tổ chức tôn giáo chính thống còn vạch trần tuyên bố này.

6. Nguyệt thực toàn phần ngắn nhất

Nguyệt thực toàn phần ngày 4/4/2015 đáng chú ý hơn bởi nó chỉ diễn ra trong vòng 4 phút 43 giây. Đây là Nguyệt thực toàn phần ngắn nhất trong thế kỷ 21.

Toàn bộ quá trình nguyệt thực từ đầu đến cuối sẽ mất 5 giờ 57 phút. Do thời kỳ nguyệt thực toàn phần ngắn như vậy nên nhiều nguồn đã coi thiên thực này là Nhật thực bán phần.

Quá trình toàn phần dài nhất trong thế kỷ này là “Mặt trăng máu” diễn ra vào ngày 27/7/2018. Toàn bộ quá trình diễn ra trong 1 giờ 42 phút.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.