Không nên tắm nước quá nóng
Nước nóng có thể làm khô làn da của bạn. Ví dụ, khi tắm dưới vòi hoa sen, bạn không chỉ rửa sạch đi bụi bẩn mà còn rửa trôi đi lớp dầu bảo vệ trên làn da của mình.
Vì vậy, để giảm thiểu tối đa tác động này đồng thời ngăn ngừa bệnh vẩy nến, bạn chỉ nên tắm 1 lần mỗi ngày và tắm trong thời gian ngắn – không quá 5 phút dưới vòi hoa sen và 15 phút trong bồn tắm. Bạn có thể dùng nước ấm vì nước ấm sẽ làm làn da đỡ khô hơn so với nước nóng.
Bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để giúp làn da không bị khô và giúp giữ độ ẩm cần thiết cho da.
Thêm độ ẩm cho không khí
Không khí trong ngôi nhà của bạn khô, nóng có thể làm khô da, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa và bong tróc da. Độ ẩm lý tưởng mà các nhà khoa học cho rằng trong ngôi nhà bạn là từ 30%-50%.
Máy tạo độ ẩm là thiết bị quan trọng trong việc làm giảm bớt tình trạng căn bệnh vẩy nến, vì vậy bạn nên lựa chọn cho ngôi nhà của mình cũng như trong phòng ngủ một chiếc máy tạo độ ẩm và nhớ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chúng để tránh vi khuẩn và nấm.
Sử dụng nhiều kem dưỡng ẩm da
Nhiều người cảm thấy da họ trở nên khô hơn vào mùa đông cho dù họ không bị bệnh vẩy nến, vì vậy kem dưỡng ẩm là sự lựa chọn tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh này.
Bạn nên thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm kể cả khi không bị bệnh vẩy nến và lựa chọn những loại kem không chứa hóa chất, nước hoa và thuốc nhuộm (vì chúng có thể gây kích ứng làn da của bạn).
Không mặc đồ len
Nhiều người thích mặc quần áo len vào mùa đông vì chúng có nhiều kiểu dáng đẹp và có thể giữ ấm, thế nhưng khi lựa chọn phải những loại áo len có chất lượng kém, chúng có thể gây mẩn đỏ, ngứa, phồng rộp ở các vùng da bị cọ sát, tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng với những người có cơ địa dị ứng.
Nếu bạn vẫn muốn mặc áo lên thì nên mặc thêm bên trong một áo lụa mềm mại hoặc cotton.
Đừng nên mặc quá nhiều quần áo, điều này có thể giúp bạn giữ ấm nhưng nếu bạn quá nóng sẽ đổ mồ hôi làm kích ứng thêm da khô và nứt nẻ và gây bùng phát bệnh vẩy nến.
Điều trị vẩy nến bằng quang hóa trị liệu
Ánh nắng mặt trời đã được chứng minh là có tác dụng chữa lành các đợt bùng phát của bệnh vẩy nến, nhưng trong mùa đông, thời gian nắng trong ngày ít hơn khiến bạn ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì vậy liệu pháp quang trị liệu là biện pháp bạn nên cân nhắc, các tia tử ngoại sẽ chiếu vào vùng da bị tổn thương và chữa lành chúng.
Bảo vệ bản thân chống lại các bệnh truyền nhiễm
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát trong mùa lạnh và cúm, mọi người cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giữ sức khỏe trong mùa đông và nếu bạn bị bệnh vẩy nến thì đặc biệt phải chú ý hơn.
Các nhà khoa học cho rằng, bất kỳ bệnh nào ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch đều có thể gây ra bệnh vẩy nến, điều này có thể giải thích các trường hợp người bị vẩy nến ngay sau khi họ nhiễm virus corona.
Các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn được chứng minh là có thể gây ra bệnh vẩy nến giọt.
Đừng gãi
Khi bệnh vẩy nến làm da bị ngứa, khiến bạn muốn gãi liên tục nhưng đừng làm vậy vì nó sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy thêm tồi tệ hơn, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng da.
Ngoài ra, đối với một số người, gãi có thể làm bùng phát bệnh vẩy nến mới – hiện tượng này được gọi là hiện tượng Koebner.
Theo thống kê, khoảng 25% người mắc bệnh vảy nến gặp phải hiện tượng Koebner, tình trạng này có thể xuất hiện trong vòng 10-20 ngày sau khi da bị tổn thương, nhưng triệu chứng kèm theo có nguy cơ kéo dài từ 3 ngày đến 2 năm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận