Xã hội

7 nhà báo bị thu hồi thẻ do sai phạm

24/12/2018, 17:54

Năm 2018, có 26 trường hợp bị xử phạt hành chính, 7 trường hợp bị thu hồi thẻ nhà báo do có sai phạm.

thu-the-nha-bao

nh minh hoạ

Chiều 24/12, các Cục Báo chí, Quản lý Phát thanh truyền hình & Thông tin điện tử, Thông tin cơ sở, Đối ngoại (Bộ TT&TT) đã tổ chức lễ tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ 2019.

Theo báo cáo của Cục Báo chí, tính đến hết 11/2018, cả nước có 868 cơ quan báo chí, 19.166 nhà báo được cấp thẻ.

Đánh giá của cơ quan quản lý Nhà nước cho thấy, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình; tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phát hiện và đấu tranh với những biểu hiện, hành vi tiêu cực, suy thoái trong đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; phản bác quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch...

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng báo chí thông tin sai sự thật, thông tin thiếu định hướng, nặng về mặt trái, xâm phạm đời tư, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, tổ chức danh dự cá nhân.

Tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo để doạ dẫm, sách nhiễu, vụ lợi đối với tổ chức, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Đặc biệt, tình trạng phóng viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, quy trình tác nghiệp, vi phạm pháp luật, bị xử lý diễn ra đáng lo ngại.

Theo số liệu thống kê, trong năm 2018, có 26 trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính; 7 trường hợp bị thu hồi thẻ nhà báo do có sai phạm, một báo điện tử bị đình bản.

Báo cáo của Cục Phát thanh truyền hình & Thông tin điện tử do Cục trưởng Nguyễn Thanh Lâm trình bày cũng cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, Bộ TT&TT đã triển khai 1 số giải pháp quyết liệt nhằm đấu tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

Cụ thể, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ được 4.466 video clip xấu độc trên mạng Youtube trong số khoảng 5.000 video clip theo yêu cầu của Bộ TT&TT.

Facebook cũng đã gỡ bỏ khoảng 3.000/4.500 đường link có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam; gỡ bỏ 165/165 tài khoản giả mạo, 159 tài khoản nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.

Một trong những khó khăn được chỉ ra là việc xác định đối tượng vi phạm trên môi trường mạng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trên các mạng xã hội nước ngoài khi đối tượng vi phạm thường ẩn danh hoặc giả mạo người khác gây khó khăn trong công tác điều tra.

Với Cục Thông tin đối ngoại, có nhiều điểm nổi bật trong năm qua như đã hướng dẫn báo chí tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo nhằm giảm thiểu các thông tin sai lệch; tổ chức 8 hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại định kỳ hằng tháng với 12 chủ đề có tính chất thời sự về quyền con người ở Việt Nam. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.