Y tế

8 bệnh viện "dính" Covid-19, làm thế nào chống đỡ dịch xâm nhập?

07/05/2021, 16:41

Tính đến thời điểm này có khoảng 8 bệnh viện phải ngừng đón bệnh nhân, cách ly y tế vì dịch Covid-19; làm thế nào chống đỡ dịch xâm nhập?

img

Phong tỏa Bệnh viện K vì phát hiện chùm ca dương tính Covid-19

Dịch Covid-19 ở bệnh viện K có căng thẳng?

Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế: "Hiện nay đã xác định được 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở khoa Gan - Mật - Tụy và trong nhóm người nhà bệnh nhân. Chúng tôi vẫn đặt tình hình dịch ở đây ở mức độ dịch và số lượng bệnh nhân có chiều hướng gia tăng phức tạp để chủ động các biện pháp phòng ngừa".

Bệnh viện đã tạm ngưng nhận bệnh nhân mới đến, tiếp đó là tổ chức cách ly ngay các bệnh nhân ở khoa Gan - Mật - Tụy nơi mà đã phát hiện ra các ca dương tính.

Tiếp nữa là tổ chức truy vết. xét nghiệm nhanh toàn bộ các nhân viên y tế trong bệnh viện, những người liên quan F1, F2 và đặc biệt là truy vết những người liên quan đến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở khoa Gan - Mật - Tụy của bệnh viện, cùng với các biện pháp về kiểm soát nhiễm khuẩn, biện pháp tăng cường chăm sóc và điều trị bệnh nhân đặc biệt là các bệnh nhân nặng cùng với chuẩn bị công tác hậu cần cho việc bệnh viện trong trường hợp bị cách ly theo quy định của Bộ Y tế.

Làm gì để ngăn chặn làn sóng dịch Covid-19 tràn vào các bệnh viện?

Tính đến thời điểm này có khoảng 8 bệnh viện phải ngừng đón bệnh nhân, cách ly y tế vì dịch Covid-19.

Chia sẻ về giải pháp ngăn chặn làn sóng dịch tràn vào các bệnh viện, ông Khuê cho biết, hiện nay các Bệnh viện và cơ sở y tế đều thực hiện theo tiêu chí Bệnh viện an toàn. Nhưng khi xuất hiện các ca bệnh thì với tính chất phức tạp của diễn biến của dịch bệnh, nên các tỉnh/thành phố một mặt cần tích cực nâng mức cảnh báo. Các bệnh viện có xuất hiện ca bệnh COVID-19 sẽ dừng tiếp nhận bệnh nhân để sàng lọc và phát hiện sớm các ca nhiễm trong bệnh viện khi không may để lọt ca bệnh này.

Bộ cũng yêu cầu các bệnh viện phải có các thông báo từ cổng, tổ chức cách ly, phân luồng bệnh nhân và đặc biệt coi các bệnh nhân đến đều là F0 để có các biện pháp phòng tránh phù hợp. Tất cả các bệnh nhân đến đều được sàng lọc và khai báo y tế.

Song song với đó, tổ chức sàng lọc xét nghiệm cho tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ở các khu vực có dịch trong cộng đồng. Với các bệnh viện ở khu vực chưa có dịch trong cộng đồng thì định kỳ 3 ngày/tuần phải xét nghiệm cho các bác sĩ tuyến đầu như ở phòng khám bệnh, khoa hồi sức tích cực, thận nhân tạo và các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong khu vực này.

Tất cả bệnh viện phải truyền thông để giảm người dân đến bệnh viện, nhất là giai đoạn dịch đang bùng phát, giảm việc thăm khám. Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn lây nhiễm chéo, thực hiện nghiêm đeo khẩu trang và phương tiện phòng hộ cá nhân...

Xác định nhiều biến thể virus SARS-CoV-2 ở Việt Nam

Đại điện Bộ Y tế vừa thông tin, đợt dịch này diễn biến dịch COVID-19 hết sức phức tạp, xuất hiện nhiều chùm ca bệnh trong cộng đồng tại nhiều địa phương, đặc biệt đã xuất hiện các biến chủng virus mới lây nhiễm nhanh hơn, mạnh hơn và có khả năng làm tình trạng bệnh nặng lên.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiến hành lấy mẫu ở những bệnh nhân mắc COVID-19 ở một số địa phương để xác định nguồn gốc. Kết quả giải trình tự gene ngày 7/5/2021 như sau:

Mẫu của Hà Nội:

1. Bệnh nhân người Đông Anh BN 2911, là F1 của Bệnh nhân BN 2899 ở Hà Nam thuộc biến thể B.1.1.7 (Anh)

2. Bệnh nhân người Ấn Độ, cách ly ở Hải Phòng, sau về cách ly tại Time City thuộc biến thể B.1.617.2 (Ấn Độ)

Mẫu của Hải Dương

1. Bệnh nhân người Ấn Độ, đi chuyến bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội cùng chuyến bay nhóm người Trung Quốc thuộc biến thể B.1.617.2

2. Bệnh nhân nhập cảnh từ Nhật về, lấy mẫu ở khu cách ly tại Hải Dương thuộc biến thể B.1.1.7

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.