Nhiều phụ huynh cố gắng thuyết phục con mình rằng điểm số ở trường thực sự quan trọng, và khi chúng bị điểm kém thì họ lại rất phiền muộn, lo sợ tương lai của con mình sau này. Thế nhưng trong thực tế, những đứa trẻ nghịch ngợm, học kém ở trường sau này lại rất thành công. Tất cả được lý giải qua 8 điều sau đây:
1. Không quan tâm tới điểm số
Đối với học sinh giỏi, điểm số là một dấu hiệu thành công, nghĩ là họ đã đạt được điều gì đó. Tuy nhiên, điểm số không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực lực của một người, đôi khi nó còn tùy thuộc vào tâm trạng của giáo viên chẳng hạn.
Đối với học sinh kém, họ không cần phải cố điểm cao vì nó chẳng liên quan tới mục tiêu mà mình theo đuổi. Họ không cần người khác công nhận hay đánh giá, họ chỉ quan tâm đến việc bản thân mình có hài lòng với những gì bản thân đã làm hay không.
2. Không cần phải gây ấn tượng với bất kỳ ai
Đối với học sinh giỏi, họ thường quan trọng thành tích cao để gây ấn tượng với giáo viên. Trong khi đó, học sinh kém lại chẳng cần phải làm điều đó. Mặc dù họ vẫn tôn trọng giáo viên nhưng sẽ không làm điều mà bản thân không muốn làm.
3. Không tự làm mọi thứ
Nhiều học sinh giỏi tuân thủ quy tắc “muốn ăn thì lăn vào bếp”. Điều này được cho là họ đã quen với việc tự mình kiểm soát mọi thứ. Học sinh kém thì ngược lại, họ sử dụng người khác để làm những việc mà mình muốn.
Trong cuộc sống sau này, hầu hết mọi người sẽ bắt gặp 2 loại người: 1 là ôm đồm hết tất cả mọi thứ vào người và tự mình vắt kiệt sức lực để hoàn thành, 2 là phân chia giao nhiệm vụ cho nhiều người cùng làm một lúc.
4. Cho phép bản thân không hoàn hảo
Một số người sẽ tuân theo nguyên tắc: 1 là làm một cách hoàn hảo, 2 là không làm gì cả. Sống như thế này rất khó khăn, bởi không ai có thể giỏi giang để hoàn thành 1 thứ xuất sắc được. Mọi người thường dành nhiều năm làm việc chăm chỉ để vượt trội trong một lĩnh vực. Trong khi đó, một số khác thừa nhận bản thân không thích hợp học hành bài vở thông thường, nhưng họ lại giỏi giang bởi những tài lẻ của mình như vẽ vời, sáng tác truyện và kiếm được rất nhiều tiền.
Vậy nên, nếu là người cầu toàn, họ thực sự quan tâm đến điểm số của mình, còn nếu là người có tài năng thì họ sẽ tìm cho mình một lối đi khác với số đông.
5. Không ép bản thân làm những việc mình không có hứng thú
Học sinh kém không bao giờ bắt tay vào làm những thứ bản thân không có hứng thú và cho đó là điều vô nghĩa. Thay vào đó, họ tập trung vào những thứ mà mình thực sự quan tâm.
6. Có những thứ khác để làm ngoài bài tập về nhà
Những học sinh học kém thường dành thời gian rảnh để làm những gì mình muốn như đọc sách, chơi thể thao, hát hò, nhảy nhót...
Theo cách nhà tâm lý học, những sinh viên ưu tú thường gặp khó khăn trong việc thư giãn, họ luôn căng thẳng về tinh thần và tâm lý. Khi lớn lên, họ thường cảm thấy lo lắng vì sợ sống không đúng kỳ vọng của mọi người.
7. Dù là thành công hay thất bại, mọi thứ rồi sẽ ổn
Có một số người khi gặp thất bại thường rất khó khăn để vượt qua, họ xem những sai lầm là vấn đề to lớn, khó có thể chấp nhận được. Học sinh kém thì lại khác, họ đã quen với những điểm số thấp tẹt nên trong cuộc sống thực, họ đối phó với sự thất bại tốt hơn nhiều.
8. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Những học sinh điểm kém ở trường phải thích nghi với mọi tình huống. Họ cho phép bản thân mơ ước và không sống như ý muốn của cha mẹ. Mỗi việc làm họ đều tự chịu trách nhiệm. Khi muốn bỏ học, thay đổi công việc hoặc chuyển đến một đất nước khác thì họ sẽ làm ngay. Họ luôn lắng nghe chính mình và làm những gì bản thân muốn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận