80 quốc gia đau đầu vì chiến binh thánh chiến hồi hương

12/01/2015, 07:00

Theo Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), có hơn 15 nghìn jihadists (chiến binh thánh chiến) đến từ 80 quốc gia hiện đang đầu quân cho IS ở Syria.

Tại trung tâm phục hồi cựu chiến binh thánh chiến ở Riyadh
Tại trung tâm phục hồi cựu chiến binh thánh chiến ở Riyadh

Bom nổ chậm

Ngày 8/1, hai anh em nhà Kouachi thực hiện vụ thảm sát tại tòa báo Charlie Hebdo khiến 12 người thiệt mạng tại Paris (Pháp), được xác định là phần tử Hồi giáo cực đoan. Cả hai được Al-Qaeda tại Yemen huấn luyện hồi năm 2011 và nằm trong danh sách theo dõi khủng bố của Mỹ trong nhiều năm. Vụ việc thêm lần nữa khiến cả thế giới lo ngại về hiểm hoạ “sói đơn độc”.

Ngày 10/1, Cảnh sát bang Nordrhein-Westfalen (Đức), bắt giữ một đối tượng tình nghi thuộc phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS). Nghi can 24 tuổi, từng tới Syria tháng 10/2013 để tham gia lực lượng thánh chiến, sau đó trở về Đức vào tháng 11/2014. Nghi can bị cơ quan an ninh Đức đưa vào tầm ngắm từ đầu năm 2014 vì nghi ngờ “có âm mưu khủng bố phá hủy Nhà nước”.   

"Nếu họ (cựu binh thánh chiến) trở lại, họ sẽ được đưa vào trại giam để cộng đồng được an toàn”.

Ông Tony Abbott Thủ tướng Australia

Bỉ là quốc gia có số lượng chiến binh thánh chiến đông nhất tính theo dân số của cả nước. Trong tháng 9/2014, có tới 46 công dân tham gia tổ chức Sharia4Belgium ở Syria đã bị đưa ra xét xử nhưng chỉ có 8 người xuất hiện tại tòa, số còn lại thì không biết đang ở đâu. Tại Anh, năm 2014 cảnh sát thực hiện 218 vụ bắt giữ, nhưng chỉ 40 người đang chờ xét xử về tội khủng bố. Theo luật, cơ quan an ninh có quyền thu giữ tất cả hộ chiếu tình nghi là thành viên thánh chiến và bắt giữ những người trở về từ Syria trong thời gian hai tuần. 

Tuy nhiên, việc xác định ai là chiến binh thánh chiến hoặc bắt ai mới là điều quan trọng bởi việc đi du lịch tới Syria không bất hợp pháp. Nói ngắn gọn hơn, ai đã tham gia vào các hành động khủng bố thì việc thực thi các đạo luật này mới có kết quả; mà lúc đó thì hậu quả đã xảy ra rồi.

Tư vấn hay quản chặt?

Tại Đan Mạch, phần tử thánh chiến trở về được tư vấn nghề nghiệp và không phải ngồi tù như ở thành phố biển Aarhus. Những người cảm thấy không được xã hội chào đón thì được tư vấn, giúp nhanh chóng hòa nhập cộng đồng. Chính quyền còn động viên họ tham gia lãnh đạo nhà thờ Hồi giáo để giúp ngăn chặn việc tái tham gia vào các tổ chức thánh chiến trong tương lai. Nhiều chiến binh hồi hương được hưởng chính sách khoan hồng của Chính phủ.   

Tuần hành tưởng niệm nạn nhân

Hôm qua (11/1), Pháp tổ chức cuộc tuần hành quy mô lớn tưởng niệm 17 nạn nhân trong các vụ tấn công khủng bố tại nước này trong tuần vừa qua. Khoảng 700 nghìn người đổ xuống đường phố ở các thành phố lớn trên toàn nước Pháp. Tổng thống Pháp Francois Hollande, cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Pháp Manuel Valls cùng lãnh đạo 17 nước và các Ngoại trưởng cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Liên minh châu Âu và Nghị viện châu Âu, Tổng Chưởng lý Mỹ, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)… đã tham gia. Hơn 5.500 cảnh sát và binh sỹ được triển khai đảm bảo an ninh trật tự.

B.T

Hàng trăm người rời bỏ quê hương đến Syria, nhưng họ đã vỡ mộng, song quay lại thì khó khăn. Nhiều người trong số này còn rất trẻ, tương lai còn rộng mở. Tờ Times dẫn lời Giáo sư Peter Neumann của trường King College (London, Anh): “Tháng 9/2014, ông liên lạc được với 30 chiến binh thánh chiến Anh muốn rời khỏi Syria nhưng lại sợ bị bắt khi trở về”. Gia đình sinh viên Anh Muhammed Mehdi Hassan, người đã bị giết hại ở Kobani hồi tháng 10/2014 đổ lỗi cái chết của con em họ là do Chính phủ gây ra, không cho phép họ quay lại, nên mới xảy ra nông nỗi này.

Tại Riyadh, Thủ đô của Ả Rập Saudi, người ta đã xây dựng trung tâm phục hồi cho các cựu binh thánh chiến. Mô hình phục hồi này do tổ chức Care thực hiện. Mọi người có thể thảo luận kinh Koran với các giáo sĩ, được tư vấn, giúp đỡ để tìm được việc làm, nhà ở, thậm chí cả việc tìm vợ sau khi ra trại. Theo Care, tỷ lệ thành công của mô hình này đạt 90%. Nhưng theo một cuộc điều tra của BBC Newsnight phát hiện thấy hai trong số các thành viên của trung tâm sau khi được thả lại trốn sang Yemen, nơi có tổ chức AQAP của al-Qaeda, và sau đó lên kế hoạch thực hiện “vụ đánh bom đồ lót” ở Detroit năm 2009.

Mô hình cải tạo của Care được xem là quá “mềm”, thậm chí còn chứa đựng nhiều rủi ro. Vì lý do này, tháng 9/2014 Chính phủ Mỹ đã áp dụng phương án giám sát chặt mà không bắt giữ. Theo đó, những người từ Syria, Iraq trở về, nếu có vấn đề sẽ được đưa vào diện giám sát chặt chẽ, thậm chí bằng các phương pháp giám sát bí mật để thu thập hành vi khủng bố, đồng thời giúp họ tiếp cận với những người tốt để nhanh chóng hoàn lương. Tuy nhiên, để giám sát một người cần tới 30 nhân viên an ninh, tình báo. Và với hàng trăm chiến binh thánh chiến hồi hương thì chi phí nói trên không phải là nhỏ. 

Khắc Nam (Theo BBC)  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.