Trạm kiểm tra tải trọng xe Hà Nam - Ảnh: Khánh Linh |
Quy hoạch tổng thể trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt mục tiêu kiện toàn hệ thống, mạng lưới kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông đường bộ; Ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, góp phần bảo vệ và duy trì tuổi thọ của công trình đường bộ; Thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động vận tải, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về giá cước vận tải; Hạn chế xảy ra TNGT trên đường bộ.
Cụ thể, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành mạng lưới kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc; Đầu tư xây dựng, lắp đặt 28 trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên đường bộ; Giai đoạn sau năm 2020 đến 2030, hoàn thiện mạng lưới kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc; Đầu tư xây dựng, lắp đặt 22 trạm kiểm tra tải trọng xe cố định.
Nguyên tắc lựa chọn vị trí đặt trạm kiểm tra tải trọng xe là bố trí trên các tuyến đường bộ trọng điểm, các hành lang vận tải đường bộ chính; Kiểm soát tối đa các phương tiện lưu thông trên đường bộ (kể cả phương tiện từ các khu vực lân cận, các đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến cảng…); Hạn chế tối đa hiện tượng xe quá tải đi vòng đường khác để trốn, tránh việc kiểm tra, kiểm soát của trạm kiểm tra tải trọng xe; Hạn chế tối đa các tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực khai thác của đường bộ; Hạn chế việc đặt trạm kiểm tra tải trọng xe trong phạm vi khu vực nội thành, nội thị, các đô thị để chống ùn tắc giao thông; Rà soát, điều chỉnh vị trí một số trạm kiểm tra tải trọng xe cố định để kết hợp với trạm thu phí lân cận mà không làm giảm chức năng kiểm soát tải trọng xe của trạm kiểm tra tải trọng xe.
Kinh phí đầu tư xây dựng các trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ dự kiến khoảng 840 tỷ đồng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận