Thời sự Quốc tế

AstraZeneca thừa nhận vắc xin Covid-19 có thể gây tác dụng phụ hiếm gặp

03/05/2024, 16:59

“Gã khổng lồ” trong ngành dược phẩm AstraZeneca đưa ra tuyên bố trên sau khi đối mặt với hàng loạt vụ kiện vì cáo buộc vắc xin Covid-19 của hãng này gây ra nhiều ca tử vong, biến chứng nặng.

Thừa nhận vắc xin Covid-19 của hãng gây cục máu đông 

Theo thông tin đăng tải trên tờ Telegraph hôm 30/4, trong tài liệu pháp lý đệ trình lên Tòa án Tối cao vào tháng 2/2024, hãng dược phẩm Anh AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận trong trường hợp hiếm gặp, vắc xin Covid-19 của hãng này có khả năng gây ra triệu chứng huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Đây là triệu chứng huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu, khiến bệnh nhân bị đông máu, lượng tiểu cầu trong máu sụt giảm xuống ngưỡng rất thấp.

Cuộc chiến pháp lý giữa các nạn nhân và gia đình nạn nhân liên quan đến vắc xin Covid-19 và hãng dược phẩm AstraZeneca đã kéo dài đến 3 năm nhưng chưa đi đến hồi kết. (Ảnh: Telegraph)

Cuộc chiến pháp lý giữa các nạn nhân và gia đình nạn nhân liên quan đến vắc xin Covid-19 và hãng dược phẩm AstraZeneca đã kéo dài đến 3 năm nhưng chưa đi đến hồi kết. (Ảnh: Telegraph)

Dù vậy, hãng cũng nói thêm, TTS hoàn toàn có thể xảy ra kể cả không tiêm vắc xin, do đó cần các bằng chứng chuyên môn đối với từng trường hợp cụ thể.

AstraZeneca bác bỏ những bình luận cho rằng công ty đã thay đổi quan điểm, thừa nhận vắc xin gây ra TTS trong các vụ kiện mà hãng này đang phải đối mặt. 

Hãng dược phẩm cho biết đã cập nhật thông tin về khả năng vắc xin gây ra TTS trong một số trường hợp rất hiếm trên sản phẩm từ tháng 4/2021 và đã được cơ quan quản lý của Anh chấp thuận.

AstraZeneca khẳng định thêm, hãng đặt an toàn của bệnh nhân là ưu tiên cao nhất, đồng thời cam kết các tiêu chuẩn cụ thể và nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho khách hàng sử dụng thuốc và vắc xin của hãng.

Hơn 51 vụ kiện chống lại hãng vắc xin 

Trường hợp đầu tiên đệ trình đơn kiện đối với AstraZeneca là vụ việc của ông Jamie Scott. Sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca vào tháng 4/2021, ông đã bị xuất huyết não, máu đông đặc, dẫn tới chấn thương sọ não vĩnh viễn. Bệnh viện thậm chí đã ba lần gọi cho vợ ông báo tình hình chuyển biến xấu, nguy cơ tử vong.

Các luật sư của ông Scott lập luận, ông đã bị tổn hại sức khỏe do hậu quả phát sinh sau khi tiêm vắc xin, gây ra huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu.

AstraZeneca khẳng định dữ liệu hiện có cho thấy loại thuốc này có “hồ sơ an toàn chấp nhận được” và “các cơ quan quản lý trên toàn thế giới ưu tiên lợi ích của tiêm chủng hơn nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ tiềm ẩn cực kỳ hiếm gặp”.

AstraZeneca khẳng định dữ liệu hiện có cho thấy loại thuốc này có “hồ sơ an toàn chấp nhận được” và “các cơ quan quản lý trên toàn thế giới ưu tiên lợi ích của tiêm chủng hơn nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ tiềm ẩn cực kỳ hiếm gặp”.

Tuy nhiên, cuộc chiến để sống sót chỉ là khởi đầu. Trong ba năm qua, ông Scott và vợ ông là bà Kate đã tiến hành một cuộc chiến pháp lý để đòi bồi thường công bằng cho bản thân và những nạn nhân bị tác dụng phụ khi tiêm vắc xin AstraZeneca.

Thực tế, kể từ trường hợp ông Jamie Scott, 51 vụ kiện khác đã được đệ trình lên Tòa án Tối cao Vương quốc Anh, trong đó các nạn nhân và người thân đòi bồi thường thiệt hại ước tính lên tới 100 triệu bảng Anh.

Các luật sư đại diện cho các gia đình có người tử vong hoặc biến chứng sau khi tiêm vắc xin cho rằng vắc xin không an toàn như mong đợi, có nhiều lỗi và bị phóng đại quá mức về hiệu quả, đồng thời tố cáo công ty vi phạm Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng năm 1987 của Anh.

Số liệu chính thức từ Cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) cho thấy ít nhất 81 ca tử vong ở Anh bị nghi ngờ có liên quan đến phản ứng gây đông máu ở những người có lượng tiểu cầu trong máu thấp, tương tự như trường hợp của ông Scott.

Trước đó, AstraZeneca nhiều lần lên tiếng phản đối các cáo buộc kể trên. Trong đó vào tháng 5/2023, công ty đã gửi thư tới các luật sư của ông Scott, cho biết AstraZeneca không công nhận vắc xin Covid-19 của hãng gây ra triệu chứng TTS.

AstraZeneca khẳng định dữ liệu hiện có cho thấy loại thuốc này có "hồ sơ an toàn chấp nhận được" và "các cơ quan quản lý trên toàn thế giới ưu tiên lợi ích của tiêm chủng hơn nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ tiềm ẩn cực kỳ hiếm gặp".

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, vắc xin Covid-19 của AstraZeneca có hiệu quả 72%. Theo công ty, tính đến tháng 4/2021, hơn 17 triệu người đã nhận được mũi tiêm ở EU và Vương quốc Anh. Trong đó chỉ 40 trường hợp mắc huyết khối được ghi nhận.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.