Bà Thảo tố "vụ con dấu Trung Nguyên" là chiêu trò
Vừa qua, Cục thi hành án dân sự đã có quyết định xử phạt hành chính bà Lê Hoàng Diệp Thảo (vợ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên) lí do bà Thảo đã không chấp hành việc cưỡng chế khi cơ quan Thi hành án đến.
Ngày 13/6 đại diện cho bà Thảo cho hay, ngày 28/5 vừa qua, sau khi nhận được thông báo của Cục Thi hành án dân sự TPHCM, bà Diệp Thảo đã có văn bản phúc đáp gửi Cục thi hành án dân sự TP.HCM. Văn bản này nêu rõ, Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới và con dấu mới vào ngày 20/10/2015.
Hiện tại, bà Diệp Thảo không còn giữ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu của công ty này nữa. Bởi vậy cơ sở để bà Diệp Thảo thực hiện việc thi hành án không còn. Vì vậy, việc Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế số 103/QĐ-CTHADS ngày 25/4/2019 và liên tục thông báo yêu cầu bà Diệp Thảo thi hành là trái pháp luật. Hơn nữa việc ra quyết định xử phạt hành chính lại thiếu đại diện VKS là sai quy định.
Về vấn đề này, bà Thảo cho rằng đây thực sự không phải là cuộc chiến giữa vợ chồng bà, mà là cuộc chiến với nhóm thao túng âm mưu lợi dụng bệnh tình của chồng bà để chiếm đoạt Trung Nguyên. Hay nói cách khác đây là một trong những chiêu trò mà nhóm thao túng đã nhiều lần dùng để bôi nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín của bà. Mục đích của họ là bằng mọi giá phải ngăn bà trở về củng cố lại Trung Nguyên. Bà Thảo cũng cho rằng nhóm thao túng Trung Nguyên luôn tìm mọi cách để cản trở bà và tìm cách bôi nhọ danh dự cách tạo ra các vụ kiện tụng mà đến nay vẫn chưa có phán quyết cuối cùng của toà án.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Phải điều tra có hay không tiêu cực trong phiên tòa sơ thẩm
Liên quan tới việc bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ kháng cáo bản án sơ thẩm xét xử ly hôn và phân chia tài sản, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng khi chia tài sản phải dựa trên cơ sở quan trọng nhất đó là tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi, mỗi bên đều có quyền định đoạt phần tài sản của mình. Nếu anh chia bên này hơn, bên kia kém, thì phải chứng minh được căn cứ. Phiên sơ thẩm đưa ra phán quyết chưa thuyết phục nên mới có kháng cáo. Phiên tòa phúc thẩm phải khắc phục triệt để những vấn đề này.
ĐBQH Lê Thanh Vân phân tích thêm, bà Thảo đã gửi đơn kêu cứu, khiếu nại phiên xét xử vi phạm pháp luật. Trách nhiệm xác minh làm rõ là của cơ quan chức năng. Thậm chí cơ quan tư pháp phải điều tra có hay không những tiêu cực trong phiên tòa này.
Về việc bà Thảo tố cáo có âm mưu của một nhóm người thao túng, chiếm đoạt tài sản Trung Nguyên, ông Vân cho rằng bên tố cáo phải có nghĩa vụ chứng minh, xuất trình chứng cứ, mặt khác, các cơ quan chức năng cần vào cuộc.
Trịnh An
Bà Thảo từng đề nghị nhiều lần bàn giao lại con dấu nhưng bị từ chối?!
Theo bà Thảo, đỉnh điểm vào tháng 10/2015, khi cấp dưới của ông Vũ bỗng nhiên ban hành lệnh cấm xuất hàng, không cho xuất khẩu các sản phẩm cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên đến các thị trường quốc tế. Việc làm này dẫn đến 44 đơn hàng với tổng giá trị lên đến hơn 4,8 triệu USD của Tập đoàn Trung Nguyên đã không thể giao được cho đối tác đúng thời hạn. Đây là điều hết sức nguy hại cho hoạt động kinh doanh và uy tín của Tập đoàn Trung Nguyên trên thị trường quốc tế.
"Như vậy, Tập đoàn Trung Nguyên không những phải chịu phạt và bồi thường theo quy định của các hợp đồng thương mại quốc tế, mà còn đứng trước nguy cơ bị phá hủy hệ thống phân phối quốc tế mất hàng chục năm mới xây dựng được...", bào Thảo nói.
Lo ngại con dấu bị nhóm người xấu lợi dụng và hoạt động xuất khẩu gần như bị tê liệt hoàn toàn liên tục trong nhiều tháng liền, bà Lê Hoàng Diệp Thảo với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên là đơn vị quản lý trực tiếp các nhà máy sản xuất các sản phẩm cà phê mang thương hiệu G7 đã nhiều lần có văn bản yêu cầu bàn giao con dấu của Trung Nguyên và đã đích thân đến Tập đoàn Trung Nguyên để lấy con dấu.
Do biết rõ bà Thảo là bà chủ của Tập đoàn Trung Nguyên nên nhân viên thư ký đã giao toàn bộ con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tập đoàn cho bà.
Sau khi đã đưa Tập đoàn Trung Nguyên khỏi nguy cơ bị phá vỡ hệ thống phân phối quốc tế, nhiều lần bà Diệp Thảo đề nghị bàn giao lại con dấu và các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các Công ty. Tuy nhiên phía Tập đoàn Trung Nguyên từ chối không nhận lại.
Và lúc này Tập đoàn Trung Nguyên cũng đã tự làm lại các con dấu và giấy phép kinh doanh và sử dụng cho mọi hoạt động kinh doanh củaTập đoàn Trung Nguyên bình thường từ đó cho đến nay. Cũng ngay tại thời điểm đó, bà Diệp Thảo cũng đã mang trả lại các con dấu cùng các giấy chứng nhận. Tuy nhiên, Tập đoàn TrungNguyên vẫn cố tình không nhận để đưa bà Diệp Thảo vào vụ kiện chiếm đoạt con dấu nhằm bôi nhọ và hạ uy tín của nhà đồng sáng lập, đồng sở hữu Tập đoàn Trung Nguyên...
Trái ngược với thông tin bà Thảo đưa ra, ngày 8/6, ông Đặng Lê Nguyên Vũ mời một số nhà báo tới trụ sở Trung Nguyên và khẳng định không có nhóm lợi ích nào thao túng Trung Nguyên. Sau đó nhiều báo đã đăng tải nguyên văn câu nói của ông Vũ: "Cô (bà Lê Hoàng Diệp Thảo) nói là phải cứu lấy Trung Nguyên, cứu lấy anh Vũ. Trung Nguyên có làm sao đâu mà phải cứu? Bản thân qua cũng đâu có bị gì".
Theo ông Vũ, đây không phải là lần đầu tiên bà Thảo đưa thông tin về nhóm lợi ích, hay việc Trung Nguyên bị thao túng. Bà Thảo từng đưa cả Bộ Công an, cảnh sát vào làm việc với ông và điều tra Trung Nguyên nhiều tháng trời.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận