Lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh và các công ty liên quan xin lỗi trọng sập giàn giáo |
Có thể nói, Dự án Nhà máy gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương do Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh làm chủ đầu tư là một trong những dự án đầu tư lớn nhất cả nước, với tổng mức đầu tư trên 10 tỷ USD. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, thi công và chạy thử nhà máy, dự án này đã để xảy ra nhiều sự cố đau lòng, khiến lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh nhiều lần phải cúi đầu xin lỗi.
Lần đầu tiên diễn ra sau vụ sập giàn giáo tối ngày 25/3/2015 tại công trường sản xuất và lắp đặt thùng chìm trọng lực cảng Sơn Dương trong dự án Formosa Hà Tĩnh do Samsung C&T thi công khiến 13 người chết, 29 người bị thương.
Đây là một trong những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Trước nỗi đau mất mát của các gia đình nạn nhân, lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh và các công ty liên quan đã phải cúi đầu xin lỗi tại buổi họp báo ngày 27/3/2015.
Lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì phát ngôn gây sốc của ông Chu Xuân Phàm |
Tiếp đến, trong khi vụ cá biển chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân trải dài trên diện rộng từ tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế thì ngày 25/4 trả lời báo chí, ông Chu Xuân Phàm – một lãnh đạo đối ngoại của Formosa đã phát ngôn gây sốc "Chọn thép hay chọn tôm cá" khiến dư luận rất phẫn nỗ.
Ngay lập tức, ngày 26/4, Formosa Hà Tĩnh đã tổ chức buổi họp báo công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm. Sau đó Formosa Hà Tĩnh đã cho ông Chu Xuân Phàm nghỉ việc.
Lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra vụ cá biển chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung |
Mới nhất, cuối tháng 6/2016, trước ngày Chính phủ công bố chính thức nguyên nhân dẫn đến cá biển 4 tỉnh miền Trung chết hàng loạt, lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã chính thức nhận lỗi và xin lỗi người dân và Nhà nước Việt Nam.
Formosa Hà Tĩnh thừa nhận họ là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt và khiến môi trường biển miền Trung bị ô nhiễm từ tháng 4/2016, đồng thời chấp nhận bồi thường 500 triệu USD cho 4 tỉnh bị thiệt hại do nước biển ô nhiễm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận