Ngày "giết sâu bọ" hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ không thể thiếu ba món ăn quan trọng này. |
Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam.
Ở Việt Nam, gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
Vậy trong những ngày này, theo truyền thống mọi người sẽ ăn gì, Báo Giao thông xin gửi tới quý độc giả một vài gợi ý để ngày Tết Đoan Ngọ được đủ đầy hơn trong gia đình.
Rượu Nếp:
Rượu nếp là thức ăn truyền thống, phổ biến trong ngày "giết sâu bọ". |
Cơm rượu nếp được bán rất nhiều trong Tết Đoan Ngọ. Người ta tin rằng, ăn rượu nếp (nhất là lúc bụng còn đang đói) sẽ làm cho các loại “sâu bọ” trong người “say” mà chết đi, từ đó có một thân thể khỏe mạnh, trong sạch và đạt được nhiều điều mình mong muốn,
Bánh gio:
Bánh gio thường ăn với mật mía hoặc mật ong. |
Bánh gio được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Bánh gio thường không có nhân và được chấm với đường hoặc mật ong, mật mía.
Thịt vịt:
Thịt vịt vào dịp Tết Đoan Ngọ lại vô cùng đắt hàng. |
Thường thì người ta kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng. Tuy nhiên, tới dịp tết Đoan ngọ, thịt vịt lại vô cùng đắt hàng. Theo kinh nghiệm của ông cha, thịt vịt được ưa chuộng do vào tháng 5 Âm lịch, tiết trời oi bức, cơ thể người thường bị một số bệnh về thời tiết. Vịt là con vật sống dưới nước, có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng, cân bằng âm dương
>>>Xem thêm Video Cỗ Tết người Mông và những kiêng kỵ khác lạ
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận