Hồ sơ tài liệu

Ba triều đại mạnh nhất lịch sử Trung Quốc

25/04/2018, 15:54

Mỹ đang nghiên cứu rất kỹ 3 triều đại mạnh nhất lịch sử Trung Quốc.

60

Quân đội Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay 

Các cơ quan, Viện Hàn lâm của Mỹ đang nghiên cứu rất kỹ 3 triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Trung Quốc là Hán, Đường và Thanh để tìm đối sách trong quan hệ với cường quốc mới nổi này.

Nhà Hán

Theo đánh giá của các chuyên gia trên tạp chí danh tiếng Nation Interest, với lợi thế được thừa hưởng đất nước Trung Quốc thống nhất từ nhà Tần, nhà Hán đã duy trì sự thống nhất này và cai trị Trung Quốc trong vòng 4 thế kỷ, từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220, đồng thời phát triển các thể chế đặc trưng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Nhà Hán duy trì bộ máy quân chủ chuyên chế thông qua hệ thống thu thuế hiệu quả, triệt để hơn bất kỳ một thể chế nào đương thời. Để tăng doanh thu, nhà Hán đã áp dụng phương thức kinh doanh độc quyền đối với hai mặt hàng là sắt và muối. Sự độc quyền về muối trở thành một nguồn thu nhập truyền thống cho nhiều vùng của Trung Quốc, thậm chí kéo dài đến tận năm 2014.

Những nghiên cứu này được cho là rất có ý nghĩa, đặc biệt đối với những nhà hoạch định sách lược lâu dài của Hoa Kỳ, bởi Trung Quốc hiện nay đã nổi lên như một siêu cường mới, đối thủ tiềm năng của Hoa Kỳ bên kia bờ Đại Tây Dương, có hơi hướng sẽ thách thức lại trật tự thế giới mà bấy lâu nay nước Mỹ đã gây dựng được.

Nguồn của cải dồi dào giúp nhà Hán mở rộng ranh giới của Trung Quốc ra xa hơn nữa khỏi vùng đất trung tâm lâu đời - châu thổ màu mỡ của sông Hoàng Hà, mà ngày nay là miền Nam Trung Quốc. Những bộ tộc yếu thế hơn và có nền văn hóa không lớn mạnh bằng đã nhanh chóng bị đánh bại.

Từ lâu đời, Trung Quốc hay bị quấy nhiễu bởi người du mục phương Bắc, lý do khiến Tần Thủy Hoàng thời nhà Tần ra lệnh xây dựng Vạn lý trường thành. Tuy nhiên, nhà Hán đã tạo được một bước ngoặt khi thắng kẻ thù của mình và tiếp tục mở rộng các cuộc viễn chinh về hướng Tây, vươn đến Tân Cương và Trung Á ngày nay.

Quá trình viễn chinh này giúp Trung Quốc lần đầu tiên biết đến các nền văn minh khác như Ấn Độ, Ba Tư... và biết rằng họ không phải là một thể chế xã hội duy nhất. Từ đó, Trung Quốc nhanh chóng mở rộng giao thương với các nền văn minh khác, sau đó hình thành tuyến đường thương mại sau này được gọi là con “đường tơ lụa”.

Để kiểm soát các tuyến đường thương mại và đánh bại kẻ thù, nhà Hán đã kiểm soát phần lớn Tân Cương trong nhiều thập kỷ, làm bàn đạp mở rộng ảnh hưởng ra phía Tây. Phật giáo cũng du nhập vào Trung Quốc thông qua tuyến đường này.

61

Quân đội Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay 

Nhà Đường

Nhà Đường (618-907) là một trong những triều đại hùng mạnh trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thời kỳ hoàng kim của chế độ quân chủ chuyên chế. Dưới sự trị vì của các vua Đường, kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự đều đạt đến trình độ cao, không triều đại nào trước đó có thể sánh được.

Các vua Đường duy trì sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ra trường quốc tế. Ở giai đoạn cực thịnh, nhà Đường kiểm soát lãnh thổ rộng gấp đôi nhà Hán với số dân đông đảo lên tới 80 triệu người, vượt trội hoàn toàn so với các dân tộc láng giềng.

Cũng trong thời kỳ này, tầm ảnh hưởng của nhà Đường lan rộng đến cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng. Mặc dù không cai trị Tây Tạng, nhà Đường là triều đại đầu tiên của Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng về phía Đông Nam - đến vùng cao nguyên rộng lớn này.

Quân đội thời nhà Đường thành công trong nhiều trận giao chiến nhờ học được chiến thuật của dân du mục. Nhà Đường đặc biệt chú trọng đến việc lai tạo các giống ngựa, đưa ngựa chiến vào hàng ngũ quân đội. Triều đình khi này cũng sẵn sàng trọng dụng các tướng tài xuất thân từ vùng Trung Á.

Với lực lượng quân đội hùng mạnh, nhà Đường một lần nữa vươn tầm kiểm soát tới Tân Cương, rồi sau đó mở rộng sang phía Tây, tới tận biên giới với Đế chế Ba Tư. Cuối cùng, thất bại của nhà Đường trước quân Ả Rập vào năm 751 đã chấm dứt sự thống trị Trung Á của Hoàng đế Trung Quốc. Tuy nhiên, người Trung Quốc vẫn có ảnh hưởng nhất định tới các khu vực lân cận, như việc người dân Kabul và Kashmir phải cống nạp cho các vua Đường.

Trong những năm cuối triều đại, nhà Đường rơi vào bất ổn và suy vong sau khởi nghĩa của An Lộc Sơn, một người gốc Trung Á. Có tới một nửa dân số nhà Đường thời kỳ này chết vì chiến tranh, nạn đói và bệnh dịch.

Nhà Thanh

Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, trị vì đất nước từ năm 1644 -1911. Nắm quyền cai trị đất nước trong gần ba thế kỉ, không chỉ đạt thành tựu lớn về văn hóa, sử học, nhà Thanh còn có công lớn giúp duy trì đất nước Trung Quốc rộng lớn như hiện nay. Nhưng nhà Thanh cũng bị chỉ trích vì tạo cơ hội cho phương Tây “nhảy vào xâu xé”.

Nhà Thanh thực tế không có nguồn gốc Trung Quốc. Đó là tộc người Mãn từ phía Bắc Trung Quốc tràn xuống qua Vạn lý trường thành. Nhưng khi kiểm soát Trung Quốc, họ cũng bị đồng hóa, duy trì phong tục Trung Hoa nhiều hơn là phong tục truyền thống.

Việc áp dụng sản xuất vụ mùa mới từ châu Mỹ đã giúp kinh tế nhanh chóng phát triển, khiến dân số Trung Quốc tăng lên khoảng 400 triệu người. Kinh tế hùng mạnh cộng với thuốc súng được phát hiện ở thời kỳ này đã giúp nhà Thanh kiểm soát tốt hơn các vùng đất xa xôi như: Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu và Mông Cổ.

Nhà Thanh cũng đạt thành tựu to lớn về ngoại giao khi ngăn Nga và Anh mở rộng thêm lãnh thổ. Trung Quốc trở thành vùng đệm hoàn hảo ngăn Nga và Anh xung đột mở rộng lãnh thổ ở Trung Á.

Nhưng nhà Thanh đã không thể chống được các mối đe dọa từ biển, đầu tiên là phương Tây và sau đó là đế quốc Nhật Bản. Tuy sụp đổ vào năm 1911, nhưng nhà Thanh đã có công gìn giữ một khu vực lãnh thổ rộng lớn, làm nền tảng cho Trung Quốc bước vào thời đại mới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.