Theo nghị định này, cá nhân có hành vi cố tình chuyển nhượng nhà đất không có sổ đỏ sẽ bị phạt hành chính từ 30-50 triệu đồng và buộc bên mua phải trả lại đất; hợp đồng mua bán bị vô hiệu; nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc phải thực hiện việc đăng ký đất đai với trường hợp đất đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Nếu đối tượng vi phạm hành vi trên là tổ chức thì sẽ bị phạt từ 60-100 triệu đồng và buộc phải thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục hậu quả.
Khoản 2, khoản 3, Điều 16 nghị định này cũng quy định, hành vi chậm đăng ký biến động sau khi đã thực hiện công chứng nhà đất sẽ bị phạt tới 6 triệu đồng và buộc thực hiện việc đăng ký biến động đối với thửa đất.
Quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024, đất phải có đủ các điều kiện sau mới được phép mua bán: Có sổ đỏ; đất không có tranh chấp; đất không bị kê biên hoặc bị áp dụng các biện pháp khác để đảm bảo thi hành án; đất vẫn còn trong thời hạn sử dụng đất; đất không bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Cụ thể: phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định. Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp hành vi vi phạm là do tổ chức thực hiện sẽ bị phạt mức tiền gấp 2 lần mức phạt với cá nhân.
Nghị định cũng quy định, hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa giấy chứng nhận sẽ bị phạt từ 2-5 triệu đồng và bị tịch thu sổ đỏ đã sửa chữa, tẩy xóa đó. Dùng sổ đỏ giả đi mua bán nhà đất, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi, cá nhân vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với trường hợp sử dụng giấy tờ giả khi thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai chưa đến mức xử lý hình sự. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tịch thu giấy tờ giả đã sử dụng và hủy bỏ toàn bộ kết quả thủ tục đăng ký biến động sử dụng hồ sơ giả khi chuyển nhượng. Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận