Bằng lăng chữa tiểu đường, gout |
Lá cây thường dai, rất nhẵn và 2 mặt đều có màu nhạt. Cây mọc dại hoặc được trồng khắp nơi trên cả nước. Bộ phận được thu hoạch dùng làm thuốc chủ yếu là từ vỏ thân cây bằng lăng tía, vỏ cây có thể thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất vẫn là ở mùa thu. Vỏ cây thu hoạch về, được đem cạo sạch vỏ ngoài rồi phơi hay sấy khô và bảo quản để dùng dần.
Vỏ cây và lá được dùng làm thuốc hãm uống chữa bệnh tiêu chảy, hoa cũng dùng để chữa bệnh tiêu chảy, ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Hạt bằng lăng có tác dụng an thần, gây ngủ. Quả được dùng để đắp ngoài trị những tổn thương loét đau miệng. Đặc biệt, lá của cây bằng lăng được nhiều người sử dụng để hãm trà uống có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Trong lá và quả già của cây bằng lăng có chứa nhiều acid corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết, lá non và hoa bằng lăng cũng có tác dụng giảm đường huyết nhưng chỉ có hiệu lực bằng 70% so với lá già và quả già.
Chữa tiểu đường: 50g lá già hoặc 50g quả khô hãm với 0,5 lít nước sôi. Hãm lấy nước uống ngày 4 - 6 cốc mỗi ngày để phòng và chữa bệnh tiểu đường.
Chữa bệnh gout: Trong lá bằng lăng còn chứa valoneic acid dilactone được sử dụng như chất ức chế xanthine oxidase giúp làm giảm acid uric trong bệnh gout. Dịch chiết từ lá bằng lăng có tác dụng đối với bệnh nhân mắc gout tốt hơn là sử dụng thuốc tân dược.
Hội Đông y Hà Nội
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận