Hồ sơ tài liệu

Báo Australia: “Chuyện tìm kiếm MH370 là một… trò hề”

07/03/2016, 15:21

Đây là nhận định của Byron Bailey - một phi công với kinh nghiệm 26.000 giờ bay đăng trên tờ The Australian.

tìm-kiếm-MH370
Các đội tìm kiếm MH370 hoạt động trên vùng nam Ấn Độ Dương bắt đầu từ tháng 6/2014, trên phạm vị 200.000 km2. Ảnh: The Australian

Byron Bailey, một cựu phi công thương mại với hơn 45 năm kinh nghiệm và 26.000 giờ bay; một cựu phi công máy bay chiến đấu RAAF (không quân hoàng gia Australia) và huấn luyện viên cấp cao của hãng hàng không Emirates trong 15 năm. Ông từng điều khiển Boieng 777 chở khách giống như chiếc MH370 mất tích của hãng  Malaysia Airlines.

Đã 2 năm trôi qua kể từ khi chuyến bay mang số hiệu MH370 của hàng không Malaysia Airlines mất tích ở nam Ấn Độ Dương trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, với 239 hành khách và thành viên phi hành đoàn.

4 đội tìm kiếm (3 của Hà Lan, 1 của Trung Quốc), trong đó có các chuyên gia – nhà khoa học đến từ Bộ Quốc phòng các nước và các tập đoàn công nghệ, đưa ra những giả định và tính toán tuyệt vời trong hành trình di chuyển của MH370. Các thông tin trở thành cơ sở cho việc xác định và khoanh vùng tìm kiếm, dưới sự chỉ đạo của Cục An toàn Giao thông vận tải Australia (ATSB).

Song tại sao MH370 vẫn “bặt vô âm tín”? Tôi cho rằng, nguyên nhân là do việc tìm kiếm đã được đẩy quá xa về phía bắc và phía đông, dựa trên những lý thuyết thiếu thực tế. Nếu có kịch bản phi công là “kẻ tay trong”, đã bỏ rơi hành khách và không kiểm soát, chiếc máy bay sẽ tiến về phía nam và phía tây trước khi rơi xuống biển.

Hồi tháng 11/2015 vừa qua, các nhà khoa học có trình độ Tiến sĩ và Thạc sĩ toán học đã đưa ra một dự thảo về việc tìm kiếm MH370, trên cơ sở các thuật toán nghiên cứu. Tuy nhiên, các báo cáo và tính toán của các nhà khoa học có những chi tiết thú vị mà ATSB đã bỏ qua như: “Sự khởi đầu của mất tích?”,“Cần mô phỏng lại hành trình chiếc máy bay mất tích” hay “Máy bay có thể đi xa hơn, nếu có một người trên chiếc máy bay là “tay trong” của khủng bố”.

Các nhà khoa học còn cho rằng, khả năng tìm thấy MH370 là rất cao do chuyên môn của các đội tìm kiếm và các thiết bị công nghệ cao được sử dụng – nếu các đội tìm kiếm “đi qua” nó.

Có lẽ ATSB nên tham khảo ý kiến của hãng Virgin Australia, hãng hàng không lớn thứ 2 của nước này – nơi có các đội Boeing 777 “khủng” với các phi công có trình độ cao để tính toán thêm về các yếu tố như kiểm soát MH370, nhiên liệu máy bay có khi cất cánh, nhiên liệu tiêu tốn nếu hành trình của chuyến bay bị thay đổi…v.v

Một giả thiết là khi phi công cố tình “cướp” máy bay, khống chế nó đến một vị trí khác, các chuyên gia tìm kiếm sẽ phải tính toán lại từ điểm cuối khi chiếc máy bay được nhìn thấy trên hành trình và độ cao tối ưu. Chưa kể, chỉ cần một sự tính toán sai lệch về tốc độ gió cũng có thể cho kết quả khác về phạm vi tìm kiếm.

ATSB tuyên bố không có bằng chứng cho thấy máy bay bị khống chế. Nhưng bằng chứng đâu? Tất cả những gì chúng ta biết là chiếc MH370 cất cánh từ Kuala Lumpur đã kết thúc hành trình của nó ở biển nam Ấn Độ Dương. Martin Dolan, người đứng đầu ATSB đang đưa ra giả thiết về việc chiếc máy bay bị khống chế bởi một phi công, hoặc bất kỳ hành khách nào biết lái máy bay. Tại sao không?

Một lực lượng đột nhập vào chuyến bay, ngay lập tức cửa khóa lại và phi hành đoàn bị khống chế. Tất cả các kênh liên lạc bị tắt và chiếc máy bay quay về phía tây nam. Sau đó, họ leo lên độ cao 40.000 feet (12.192m); tại đây, không khí loãng không đủ để thở và hành khách bị chết ngạt vì thiếu oxy (Chỉ mặt nạ của phi công có kiểm soát áp lực cần thiết để ngăn tình trạng thiếu oxy).

Hiện các mảnh vỡ MH370 tiếp tục khiến cho mọi thứ trở nên… bí ẩn hơn. Chỉ cách đây vài giờ đồng hồ, AFP dẫn nguồn tin cho biết, anh Johnny Begue, người đã tìm thấy mảnh vỡ duy nhất cho tới nay được khẳng định của MH370 tháng 7 năm ngoái trên đảo Reunion, ngày 6/3 thông báo với hãng tin về việc tìm thấy mảnh vỡ thứ hai. Trong lúc chạy bộ cạnh bờ biển, anh Johnny Begue phát hiện một vật thể kích thước 40x20 có màu xanh phía trên bề mặt và phía dưới màu xám. Vật tìm thấy có cấu trúc dạng tổ ong như một mảnh của phần cánh phụ máy bay.

Anh Begue đã tiếp tục tìm kiếm các khu vực ven bờ của đảo Reunion kể từ sau khi tìm thấy mảnh vỡ cánh máy bay năm ngoái.

Tính đến nay cuộc tìm kiếm MH370 đã ngốn khoảng 200 triệu USD mà không mang lại kết quả gì, rồi nó sẽ đi vào huyện thoại như các con tàu ma. Đây được xem là “quá trình tìm kiếm lâu dài và tốn kém nhất trong lịch sử hàng không” hay “trò hề của lịch sử hàng không”.

Hôm 2/3, một nhà điều tra nghiệp dư Mỹ tìm thấy mảnh vỡ nghi là của MH370 ở Mozambique, cách đảo Reunion về phía tây khoảng 2.100 km, Reuters cho hay. Hôm nay (7/3), đội điều tra vụ máy bay MH370 của Malaysia sẽ gặp giới chức hàng không dân dụng Mozambique để điều tra mảnh vỡ kim loại tìm thấy trên bờ biển nước này, theo AFP.

Dự kiến, thông tin sẽ được công bố vào ngày mai (8/3) - tròn hai năm xảy ra thảm hoạ. Trong ngày này, Malaysia sẽ không tổ chức lễ tưởng niệm chính thức mà chỉ tổ chức một nghi thức đặc biệt trong phiên họp của Quốc hội cùng ngày để tỏ lòng tôn trọng và tưởng nhớ tới các nạn nhân xấu số.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.