Tên lửa S-400 là một trong những thỏa thuận quan trọng giữa Nga và Ấn Độ.
Báo Hành động và Lời nói của Nga ngày 1/5 đăng tải bài viết của phóng viên Nastya Orlova đã nói về việc Ấn Độ mong muốn nhanh chóng sở hữu tên lửa S-400.
Bài viết trên trang báo Nga dẫn các nhận định được truyền thông Ấn Độ đăng tải, chỉ ra nhu cầu cấp thiết của Ấn Độ đối với S-400 của Nga trong giai đoạn hiện nay.
Theo đó Ấn Độ đang rất cần các cơ sở quân sự được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga sản xuất vì đã xuất hiện mối đe dọa từ Không quân Trung Quốc.
Người Ấn Độ phải đối mặt với hai vấn đề cùng một lúc. Một mặt, đại dịch Covid-19 đang hoành hành, trong khi đó, xung đột biên giới với Trung Quốc vẫn là một mối nguy hiểm thường trực.
Tuy nhiên, tình huống thứ hai có thể được sửa chữa và khắc phục với sự trợ giúp của hệ thống phòng không S-400 Triumph từ Nga.
Tên lửa S-400 - ảnh tư liệu The Moscow Times.
Theo trang báo Nga, tờ Chính Trị Nga cũng đã viết về chủ đề này với sự tham khảo ý kiến của các nhà báo Ấn Độ trên tờ Thời báo Á Âu (EurAsian Times).
Bắc Kinh và New Delhi vào tháng 2 năm 2021 đã đồng ý rút quân khỏi khu vực Đông Ladakh. Nhưng vũ khí của Trung Quốc vẫn tiếp tục được triển khai trong khu vực, trái với các thỏa thuận – theo cáo buộc của trang báo ở Ấn Độ.
Các tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 và HQ-22 đã được nhìn thấy ở Đông Ladakh. Trong khi đó, các hệ thống phòng không của Ấn Độ không đủ mạnh để so sánh với các tổ hợp của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) dù thực tế là Ấn Độ đã có tên lửa S-300 nhưng khu vực Đông Ladakh có lẽ đã không được ưu tiên loại vũ khí này.
Chiến cơ J-20 của PLA.
Ngoài vũ khí bố trí trên mặt đất, Trung Quốc đã triển khai máy bay tới các khu vực biên giới. Đã có báo cáo về sự xuất hiện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20.
Do đó, Ấn Độ đang rất cần hệ thống phòng không S-400 của Nga để đối phó hiệu quả với lực lượng không quân PLA. Có thể New Delhi sẽ cố gắng đẩy nhanh việc ký kết thỏa thuận với Moscow.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20 do Tập đoàn Thành Đông của Trung Quốc phát triển từ năm 2011. Chiếc J-20 đầu tiên cất cánh bay thử vào ngày 31-10-2012. J-20 được quảng bá là loại máy bay tàng hình do Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo, có thể sánh ngang với tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ và Nga. Tuy nhiên, đến nay, các chuyên gia vẫn đang nghi ngờ về khả năng chiến đấu thực sự của loại máy bay này vì hiện tại J-20 vẫn đang sử dụng động cơ AL-31FM2 do Nga cung cấp, đây vẫn là động cơ tiêu chuẩn của chiến đấu cơ thế hệ thứ 4. Trung Quốc vẫn đang nỗ lực để phát triển động cơ dành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Động cơ vẫn là điểm hạn chế lớn nhất của công nghệ chế tạo máy bay chiến đấu của Trung Quốc. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận