Ảnh minh họa |
Đường cơ giới lên Tây Bắc độc nhất có đường 41, chạy từ Hòa Bình qua Mộc Châu, Sơn La, đến Tuần Giáo rất khó đi. Từ Tuần Giáo lên Điện Biên Phủ hơn 80km, không có đường ô tô, chỉ có đường cho người đi bộ và ngựa thồ, nhưng do ít đi lại nên có đoạn mất cả vệt đường. Đường số 13 từ Yên Bái qua bến phà Tạ Khoa sang Sơn La gặp đường 41 ở Cò Nòi cũng chỉ có ngựa thồ và người đi bộ đi được.
Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là mở đường và sửa đường, phục vụ chiến đấu cho 42.750 cán bộ, chiến sĩ trong đó có lực lượng pháo binh cơ giới… và 260.000 dân công tiếp vận, đảm bảo mọi hoạt động chuyển quân tập kết trước, trong và sau chiến dịch.
Lực lượng chính để đảm bảo giao thông phục vụ chiến dịch là các đội TNXP và dân công được huy động dài hạn từ 2-6 tháng. Phương tiện làm đường chỉ là những dụng cụ thô sơ như xà beng, cuốc xẻng và thuốc nổ, chi phí cho việc làm đường lúc đó đều được tính bằng… thóc.
Mặc dù đời sống vật chất của cán bộ, chiến sĩ GTVT gặp rất nhiều khó khăn nhưng họ luôn được cổ vũ bởi những tin chiến thắng từ mặt trận gửi về và bằng những thư khen, thăm hỏi, động viên của Hồ Chủ tịch.
Trong 9 năm (1945 - 1954), tổng chiều dài luồng tuyến vận tải cho chiến dịch Điện Biên Phủ lên đến 3.500km. Nếu tính các đoạn tuyến nối tiếp nhau, tổng chiều dài đường là 2.500km được xây dựng bằng sức lao động và xương máu của hàng vạn dân công, TNXP và công binh.
Có thể nói, đây là sức mạnh to lớn, là những chiến công kỳ diệu bắt nguồn từ đường lối “GTVT nhân dân” của Đảng và lòng yêu nước nồng nàn của hàng triệu con người trên mặt trận GTVT.
Lê Ngọc
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận