Trung Quốc chỉ trích chiến thắng của Thủ tướng Shinzo Abe có thể gây nguy hại tới an ninh khu vực |
Trước đó, ngày 10/7, kết quả kiểm phiếu cuối cùng trong cuộc bầu cử tại Thượng viện cho thấy, đảng liên minh của ông Shinzo Abe đã giành chiến thắng áp đảo.
Cụ thể, trong 121 ghế bầu lại, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) được 56 ghế; Trong khi, đảng Công minh mới (Komeito) được 14 ghế; đảng Dân tiến (DP) - đảng đối lấp lớn nhất được 32 ghế; đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) được 6 ghế; đảng Duy tân được 7 ghế; đảng Xã hội Dân chủ (SDP) được 1 ghế; đảng Cuộc sống của nhân dân được 1 ghế; và những ứng cử viên độc lập được tổng cộng 4 ghế.
Đảng cầm quyền của Nhật vốn đã giành được 2/3 số ghế tại Hạ viện nhưng cần thêm chiến thắng áp đảo tại Thượng viện (House of Councilors) mới có thể hoàn toàn "chiếm lĩnh Quốc hội", có cơ sở để theo đuổi các chính sách về kinh tế và quân sự đang gây tranh cãi. Song, dù Quốc hội có thông qua, mỗi điều luật cần có sự đồng ý của người đông đảo người dân thông qua hình thức trưng cầu dân ý.
Ông Abe hy vọng với Hiến pháp sửa đổi, Thủ tướng nhận được quyền ủy thác, ông Abe sẽ có thể thực hiện các chính sách cải cách kinh tế gây tranh cãi được gọi là Abenomics. Đồng thời, ông cũng mong muốn Hiến pháp sửa đổi sẽ cho phép ông tăng cường sức mạnh quân sự.
Song, phần lớn người Nhật đều phản đối những nỗ lực của ông Abe và kiên quyết muốn giữ chủ trương hòa bình trong hiện pháp hiện tại. Ngoài ra, những biện pháp mà Thủ tướng Nhật đề xuất lên Quốc hội có thể sẽ gây căng thẳng quan hệ với Trung Quốc.
Trước chiến thắng đó, trong một bài bình luận, Tân Hoa Xã cho rằng: "Với Hiến pháp sửa đổi, cho phép quyền lực của ông Abe ngày càng được mở rộng, cần phải cảnh báo cả các nước láng giềng tại Châu Á của Nhật cũng như bản thân nước Nhật, nếu Nhật bản quân sự hóa, điều đó sẽ không có lợi cho cả hai bên. Đối với các nước láng giềng Châu Á của Nhật, vì lý do lịch sử, họ sẽ quan tâm sát sao các chính sách và động thái an ninh của Nhật. Động thái Nhật tái quân sự hóa và ông Abe giành được nhiều quyền lực hơn sẽ trở thành những nguyên nhân mới khiến họ luôn cảnh giác".
Tờ Tân Hoa Xã nhận định: "Một khi Nhật tham gia vào các cuộc xung đột quân sự ở nước ngoài, nước sẽ mất an toàn hơn, thay vào đó là bảo đảm an toàn cho đảng cầm quyền của Abe, như vậy người Nhật sẽ hứng chịu những rủi ro trở thành con mồi cho các cuộc tấn công khủng bố".
Dưới thời chính quyền ông Abe, chi tiêu cho quân đội Nhật đã tăng nhanh trong từng năm. Ngân sách quân sự mới nhất cho năm tài khóa 2016 đã cao hơn 1,5 % so với 5,05 nghìn tỉ yên Nhật (tương đương 50,21 tỉ USD) trong năm ngoái. Quan hệ Nhật - Trung vốn gặp nhiều vấn đề vì liên quan tới tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông cũng như những vấn đề lịch sử trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận