Quân sự

Báo Trung Quốc lo vụ ám sát nhà khoa học Iran sẽ mở ra "chiếc hộp Pandora"

28/11/2020, 18:09

Tổng biên tập của một tờ báo lớn ở Trung Quốc đặt câu hỏi rằng liệu vụ ám sát Fakhrizadeh có mở ra "chiếc hộp Pandora"?

img
Ông Hồ Tích Tiến - ảnh Bloomberg Quint.

Sau vụ việc nhà khoa học hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu, phiên bản điện tử của Nhân Dân nhật báo có bình luận trong bài viết chỉ vọn vẹn hơn 200 chữ nói rằng:

“Các nước phương Tây vẫn im lặng trước hành động man rợ và vô liêm sỉ này (vụ ám sát ông Fakhrizadeh). Hãy tưởng tượng nếu một nhà khoa học hàng đầu của Mỹ hoặc Anh bị ám sát, thì cơn sóng thần bị công chúng lên án đó sẽ gây ra điều gì?”.

Theo ông Hồ Tích Tiến, “sức mạnh là huyết mạch bảo vệ an ninh và phẩm giá của một quốc gia. Bây giờ Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ của mình, ai biết họ sẽ sử dụng phương pháp khó khăn nào để tập hợp đồng minh chống lại Trung Quốc? Không chắc khi Joe Biden nhậm chức, ông ta sẽ đảo ngược xu hướng chung đang gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Vào tháng 1, các lực lượng Hoa Kỳ đã giết chết Qasem Soleimani, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Quds của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.

img
Hiện trường vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran.

Giờ đây, ông Fakhrizadeh đã bị ám sát và Iran tin rằng Israel phải chịu trách nhiệm. "Hộp Pandora" đã được mở lại chưa? Liệu thế giới có trở lại kỷ nguyên sử dụng khủng bố để thực hiện các lợi ích quốc gia lớn? Sự thụt lùi như vậy là đáng khinh bỉ và không ai dám đứng ra làm người chiến thắng”.

Trong thần thoại Hy Lạp, sự tích về chiếc hộp Pandora kì bí đã để lại cho nhân gian những điều liên tưởng. Theo truyền thuyết, đó là một chiếc hộp mà nàng Pandora – người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người sở hữu. Nàng Pandora đã được thần Zeus dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra.

Nhưng với sự tò mò của mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… Theo như nhiều phiên bản của truyền thuyết, chiếc hộp chỉ còn sót lại một điều là "hy vọng" để cho loài người để có thể tiếp tục sống.

Vào thế kỉ 16, học giả Erasmus khi dịch sự tích sang tiếng Latinh đã dịch sai từ chiếc bình (tiếng Hy Lạp: pithos) thành pyxis (chiếc hộp), dẫn đến cách nói "Chiếc hộp Pandora" như ngày nay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.