Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, thuật ngữ này lại được dùng cho 4 loại sản phẩm: Phòng khách sạn, căn hộ du lịch, nhà khối du lịch và biệt thự du lịch.
Ngoài ra, một dạng khác của căn hộ condotel là “căn hộ hometel” cũng mới xuất hiện được chủ đầu tư cam kết có sổ đỏ và quyền sử dụng đất ổn định lâu dài. Nhưng điểm khác biệt chủ đầu tư công bố là người sở hữu căn hộ hometel được quyền sử dụng căn hộ để nghỉ dưỡng (như là căn nhà thứ hai), hoặc tự cho thuê và chỉ nộp phí quản lý theo thỏa thuận với chủ đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng.
Đáng nói, Nhà nước tới nay vẫn chưa có giải pháp quản lý và định hướng phát triển phù hợp tại các khu du lịch nghỉ dưỡng. Tại Việt Nam, tỷ lệ căn hộ condotel đang chiếm 56%, phòng khách sạn chỉ chiếm 44%. Đây là điều không bình thường, vì ở các nước khác, tỷ trọng phòng khách sạn bao giờ cũng cao hơn căn hộ condotel chỉ khoảng 10-20%.
Thực chất, condotel không phải loại hình sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao như các chủ đầu tư tại Việt Nam vẫn quảng cáo. Bằng chứng nước Mỹ là nơi đẻ ra loại hình sản phẩm này nhưng tới nay tỷ lệ cũng rất thấp, chỉ chiếm dưới 10% trong tổng số phòng lưu trú.
Có một thực tế mà ai cũng biết, nhiều chủ đầu tư dự án condotel tại Việt Nam nộp tiền sử dụng đất quá thấp làm thất thu ngân sách Nhà nước, nhưng lại bán căn hộ condotel với giá rất cao, tương đương giá bán căn hộ cao cấp thu được lợi nhuận rất lớn; hoặc chủ đầu tư cam kết lợi nhuận phổ biến từ 8-12%/năm trong 8-12 năm và cấp “sổ đỏ ổn định lâu dài không hình thành đơn vị ở” cho khách hàng, nhưng không có cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện những cam kết này.
Các cơn sốt giá ảo đất nền tự phát, đất nông nghiệp phân lô trái phép và condotel đã thu hút một phần nguồn vốn tín dụng và vốn đầu tư của xã hội, làm giảm nguồn vốn đầu tư vào các dự án căn hộ. Hiện nay, cơn sốt ảo giá đất nền và cơn sốt nóng condotel đã được kiểm soát nhưng hệ quả còn diễn biến nặng nề và phức tạp.
Gần đây, có những địa phương đã có dấu hiệu bão hòa về nguồn cung condotel. Thậm chí, đại diện lãnh đạo một số địa phương đã lên tiếng cảnh báo nhà đầu tư có thể phải lĩnh hậu quả nặng nề nếu cứ cố tình lao vào đầu tư condotel một cách mù quáng.
Ấy vậy mà nhiều ý kiến vẫn trên cái nhìn “tương lai màu hồng” của condotel để cho rằng “thoải mái dư địa phát triển” hay “làm bao nhiêu cũng chưa đủ”!? Họ viện cớ số liệu tăng trưởng khách du lịch vào Việt Nam hàng năm để minh chứng cần phải phát triển thêm nữa các dự án BĐS nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tính toán theo con số cơ học, hoàn toàn khác xa với thực tiễn của thị trường, chẳng khác nào câu chuyện “chờ gà đẻ trứng”!
Cũng có người lấy địa điểm phát triển du lịch trong khu vực để so sánh sự phát triển BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam chưa là gì. Tuy nhiên, nếu nhìn sang Thái Lan, một đất nước phát triển du lịch bằng mọi giá, giờ đây họ cũng phải căng mình giải quyết hậu quả. Vậy Việt Nam có nên học theo?
Hơn lúc nào, hết Nhà nước cần sớm ra khung pháp lý cho BĐS nghỉ dưỡng nói chung và condotel nói riêng để phân khúc BĐS này phát triển thực sự minh bạch và sòng phẳng.
Lê Hoàng Châu
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận