Chỉ bằng một miếng bánh mì và những vật dụng cơ bản, một "thợ săn cá" đến từ Australia đã câu được con cá chép Xiêm lớn nhất thế giớ có khối lượng lên tới hơn 60kg.
Con cá chép Xiêm nặng 60kg |
Ông Andy Harman, một "thợ săn cá" đến từ Australia, đã mất gần một giờ vật lộn ở khu du lịch câu cá Gillham, Krabi, miền nam Thái Lan, để có thể tóm gọn con cá Xiêm lớn nhất thế giớ có khối lượng lên tới hơn 60 kg.
Andy Harman là người rất có kinh nghiệm trong việc "săn" cá. Con cá chép Xiêm lớn nhất mà ông từng câu được trước đây nặng 33 kg.
Ông Harman chia sẻ: "Con cá đã mắc bẫy của tôi và chui vào một cái lồng hình chữ nhật. Nó quá lớn so với chiếc lưới đánh cá thông thường".
Sau khi tạo dáng chụp vài bức ảnh với "chiến lợi phẩm", Harman đã thả tự do cho con cá. Ông từng giành giải nhất trong cuộc thi câu cá uy tín Drennan Cup. Sở thích của Harman là đi khắp Thái Lan, đất nước nổi tiếng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, để tìm kiếm mục tiêu mới.
Harman chụp lại miếng bánh mì được ông sử dụng như mồi câu. Cá chép Xiêm là loài lớn nhất trong họ cá chép, được tìm thấy ở khu vực sông Mê Kông và Chao Phraya. |
Mới đây một người câu cá ở Nga vừa đăng tải lên blog của mình hình ảnh một con cá trê khổng lồ, được cho là bị đột biến do nhiễm phóng xạ ở vùng Chernobyl, Nga.
Theo thông tin từ blog, con cá bị bắt ở sông Pripyat (Ukraine). Nó có kích thước dài đến 2 mét và người trong vùng gọi loài cá này là Borka. Khu vực bắt được con cá này ở gần với Belarus đã bị bỏ hoang từ sau thảm hoạ Chernobyl năm 1986.
Khu vực này bị hạn chế ra vào do sự nguy hiểm của việc bị nhiễm phóng xạ và tất cả các hoạt động câu cá làm thực phẩm cũng bị dừng lại.
Con cá trê khổng lồ dài đến 2 mét |
Tuy nhiên, các tay câu cá mạo hiểm lại bị cuốn hút bởi vùng này do mong muốn sẽ câu được những con cá có kích thước khủng. Nhiều người cho rằng việc nước bị nhiễm phóng xạ sẽ làm sinh vật trong vùng này to lên một cách bất thường. Cũng có nhiều quan điểm trái ngược cho rằng phóng xạ không phải là nguyên nhân chính làm tăng kích thước các loài cá. Ngư dân địa phương, Kondrat Yudin, 38 tuổi cho biết: “Tôi cho rằng phóng xạ cũng có tác động nhưng có lẽ chỉ làm tăng kích thước mắt, đầu thay vì làm cả cơ thể lớn lên”.
“Tôi nghĩ rằng nguyên nhân đơn giản hơn rất nhiều, điểm mấu chốt là không ai câu cá trong vùng này cả, dẫn đến loài cá trê ở đây không có kẻ thù tự nhiên và có thể tăng kích thước nhanh chóng”, ông Yudin nói thêm.
Các nhà khoa học địa phương đã xác nhận về sự tăng kích thước loài cá trê và các cuộc kiểm tra được tiến hành để xác định liệu mức độ phóng xạ có phải là nguyên nhân làm gia tăng kích thước loài cá hay không.
B.L (Tổng hợp)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận