Thế giới

Bật mí cuộc điện đàm ông Trump với lãnh đạo Nhật - Trung

04/07/2017, 09:55

Hôm qua (3/7), Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

34

Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm cho lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản trong cùng một ngày

Gia tăng áp lực lên Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên 

Theo Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để kêu gọi sự đồng thuận giải quyết những “mối đe dọa tăng cao” vì chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. 

Từ nhiều tháng nay, ông Trump thực hiện chiến lược kêu gọi Trung Quốc gây áp lực lên Triều Tiên để thuyết phục nước này từ bỏ chương trình vũ khí bị cấm. Tuy nhiên, theo New York Times, đến nay, có lẽ ông Trump đã mất kiên nhẫn nên đột ngột gia tăng áp lực lên Trung Quốc để buộc nước này trừng phạt Bình Nhưỡng mạnh tay hơn. 

Triều Tiên đe dọa tên lửa có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên trái đất

Bất chấp chỉ trích từ quốc tế, cùng ngày diễn ra các cuộc điện đàm, tờ Rodong Simun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên một lần nữa nhận định tên lửa của nước này đủ sức để “tấn công tất cả các mục tiêu trên trái đất và bay nhanh đến mức không thiết bị nào có thể theo dõi được đường đi của nó". Nhận định trên được đưa ra nhân dịp kỷ niệm ngày Lực lượng chiến lược của Triều Tiên được giao trọng trách phát triển vũ khí phòng thủ.

X.M

Một trong những nỗ lực của Washington đó là áp lệnh trừng phạt lên một ngân hàng của Trung Quốc vì liên quan tới các hoạt động tài chính mà Hoa Kỳ tố cáo là “bất hợp pháp” của Triều Tiên.

Tiếp đó, Washington thực hiện nhiều biện pháp để dồn ép Bắc Kinh như: Cáo buộc Chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền, bán vũ khí trị giá 1,4 tỉ USD cho Đài Loan...

Với cuộc điện đàm này, một lần nữa ông Trump nhắc lại yêu cầu tìm kiếm sự hợp tác từ Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên. 

Theo báo chí Trung Quốc, ông Tập nói rằng, quan hệ hai nước vốn có một vài tiến triển nhưng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì những “yếu tố tiêu cực”. Ông kêu gọi Mỹ đối xử với Đài Loan đúng theo chính sách “một Trung Quốc” (tức Đài Loan thuộc Trung Quốc) và ông Trump đã cam kết tuân thủ. 

Giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Renmin, Bắc Kinh, Trung Quốc - ông Cheng Xiaohe cho biết, sau những hành động gây áp lực gần đây từ phía Washington, có lẽ, khá là bất thường khi ông Tập gật đầu đồng ý điện đàm. Ông cho biết, cử chỉ này chỉ ra rằng, Trung Quốc đang tìm cách duy trì “ổn định và một số động lực” với Tổng thống Trump. Đồng thời, ông Tập muốn ngăn ông Trump gia tăng thêm nhiều biện pháp tiêu cực khác như một phản ứng quân sự chẳng hạn.

“Những động thái gần đây của chính quyền Mỹ khiến Trung Quốc không bằng lòng đó là điều không có gì phải bàn cãi. Nhưng cuộc điện đàm vừa qua chứng minh rằng, Trung Quốc vẫn sẵn sàng đàm phán với Chính phủ Mỹ để giải quyết các vấn đề hạt nhân của Triều Tiên”, ông cho biết thêm. 

Huy động sự hỗ trợ từ Nhật

Vấn đề vũ khí hạt nhân Triều Tiên cũng được đề cập và bàn luận trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng ngày. Hai bên nhấn mạnh “thống nhất tôn trọng việc gia tăng áp lực lên Triều Tiên để xoay chuyển con đường nguy hiểm mà nước này vạch ra”.

Trong đó, ông Abe đã ca ngợi quyết định của chính quyền Mỹ khi áp lệnh trừng phạt lên các tổ chức của Trung Quốc vì cáo buộc tiếp tay cho những hành động bất hợp pháp của Triều Tiên, theo Kyodo News. Cũng theo hãng thông tấn này, ông Abe đồng ý tổ chức các cuộc hội đàm ba bên về vấn đề Triều Tiên giữa lãnh đạo Mỹ, Nhật, Hàn Quốc bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Hai cuộc điện đàm được thực hiện vào cùng một ngày, giữa bối cảnh khu vực châu Á khá nhạy cảm và chỉ vài ngày trước khi 3 nhà lãnh đạo này có mặt tại Đức để tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G20 bắt đầu từ ngày 7/7. Dự kiến, vấn đề Triều Tiên tiếp tục phủ bóng hội nghị này và nhiều nhà phân tích cảnh báo khả năng Bình Nhưỡng có thể thực hiện một vụ thử hạt nhân khác. 

Điều này có thể thấy, ngoài Trung Quốc, ông Trump đang cùng lúc muốn tìm kiếm sự hỗ trợ đắc lực từ quốc gia châu Á khác như Nhật Bản để giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên, theo NyTimes. 

VIDEO XEM THÊM:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.