Tại giải U23 châu Á 2022, dù U23 Việt Nam bị loại ở tứ kết nhưng đội bóng áo đỏ đã để lại ấn tượng mạnh bằng lối chơi giàu năng lượng, khát khao và không kém phần hợp lý.
Tuấn Anh (áo đỏ) không còn giữ được vị trí bất khả xâm phạm ở tuyển Việt Nam
Những cái tên nổi bật nhất trong hành trình 4 trận đấu của U23 Việt Nam có thể kể ra như Nhâm Mạnh Dũng, Phan Tuấn Tài, Lê Tiến Long, Quan Văn Chuẩn…
Nhóm cầu thủ vừa nêu đều thuộc biên chế Viettel FC và Hà Nội FC, hai lá cờ đầu tại V-League cũng như công tác đào tạo trẻ.
Đáng chú ý, một lò đào tạo trẻ nổi tiếng khác là HAGL chỉ đóng góp 1 cái tên là Vũ Đình Lâm nhưng cầu thủ này cũng chỉ ra sân ít phút.
Dụng Quang Nho trưởng thành từ HAGL nhưng đang khoác áo Hải Phòng FC theo dạng cho mượn.
Từ chỗ thường xuyên đóng góp quân số áp đảo trên tuyển, HAGL dần đánh mất vị thế của mình trong những năm gần đây.
Trước đó, tại SEA Games 31, HLV Park Hang-seo thậm chí không gọi cái tên nào từ HAGL.
Ở giải này, cầu thủ Hà Nội FC và Viettel FC cũng đóng vai trò chính cho tấm HCV.
Hay như ở trận giao hữu gần nhất ở đội tuyển Việt Nam, ông Park đã gạch tên toàn bộ các tiền vệ phố Núi.
Tâm nguyện của bầu Đức luôn là đóng góp thật nhiều cầu thủ chất lượng cho các đội tuyển quốc gia, vậy ông có chạnh lòng khi chứng kiến vai trò của cầu thủ HAGL trên tuyển ngày càng mờ nhạt?
Vị doanh nhân gốc Bình Định đương nhiên không phải là nhà chuyên môn để đánh giá đầy đủ bản chất vấn đề, hiểu tường tận nguyên nhân.
Tuy nhiên, đội ngũ giúp việc ở sân Pleiku vẫn nghiêm túc nhìn lại môi trường bóng đá nơi đây để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Cầu thủ HAGL đa phần thể lực yếu, khó đảm bảo thi đấu ở cường độ cao. Khả năng chiến đấu, tranh chấp cũng là điểm yếu của Xuân Trường và đồng đội cũng như đàm em.
Bóng đá hiện đại ngày càng coi trọng yếu tố thể lực, sự va đập, khi không đáp ứng được yếu tố này, quân HAGL mất chỗ trên tuyển cũng là điều dễ hiểu.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận