Trẻ con thường rất tò mò về thế giới xung quanh, chúng thường rất thích cho đồ vật vào trong miệng mình.
Trong trường hợp nếu nuốt phải những đồ vật có tính ăn mòn như pin, nam châm, nó sẽ gây ra hậu quả rất lớn.
Mới đây, khoa Tiêu hóa Bệnh viện Phụ sản và Trẻ em Sơn Đông, trực thuộc Đại học Sơn Đông, Trung Quốc tiếp nhận một trường hợp trẻ nuốt phải dị vật.
Theo đó, cậu bé tên Hạo Hạo (5 tuổi) xuất hiện những cơn đau dai dẳng ở vùng bụng trong suốt 8 tiếng.
Khi người nhà phát hiện ra đã vội vã bế con tới bệnh viện kiểm tra.
Sau khi chụp X-quang, bác sĩ phát hiện có dị vật trong dạ dày, cần điều trị nội soi để loại bỏ.
Lúc này, bác sĩ Cao Phong tiếp nhận bệnh nhân. Khi nhìn qua tấm phim X-quang, dựa trên kinh nghiệm của mình, ông phỏng đoán đó có thể là một thỏi nam châm.
Sau đó, bác sĩ Cao nhanh chóng quyết định điều trị nội soi để gắp bỏ dị vật.
Khi nội soi, bác sĩ Cao nhận ra dị vật đã làm thủng dạ dày, tình trạng rất nguy hiểm: “Nếu cấp cứu muộn hơn chút nữa, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng”.
Sau đó, bác sĩ Cao tiếp tục nội soi trong khoang dạ dày thì tìm thấy một dị vật màu bạc. Sau đó, ông dùng kẹp gắp ra ngoài, quá trình diễn ra chưa đầy 10 phút và đã thành công.
Sau đó, chụp X-quang lại ổ bụng, bác sĩ Cao bất ngờ khi thấy có một viên nam châm khác chui vào ruột non và không thể đưa ra ngoài qua ống nội soi. Tuy nhiên, rất may là viên nam châm này chèn ép lên mô thành ruột.
“Cần cho bé uống thuốc thúc đẩy quá trình bài tiết, hy vọng sợi viên nam châm sẽ được thải ra ngoài. Trong trường hợp không chui ra ngoài được, cần phải phẫu thuật”, bác sĩ Cao cho biết.
Cuối cùng, đến ngày thứ 8 nhập viện, viên nam châm đã chui ra ngoài, đứa trẻ sau đó đã được xuất viện.
Tại sao nam châm lại nguy hiểm như vậy?
Bác sĩ Cao cho biết, nam châm dạng các hạt từ tính hay còn gọi là “buckyball” là một loại nam châm hình cầu được trẻ em yêu thích. Nó có kích thước nhỏ, dễ dàng thay đổi hình dạng theo ý muốn.
Đồ chơi buckyball.
Nếu trẻ nuốt phải các loại nam châm này, các hạt từ tính có khả năng hút nhau ở các phần khác nhau của đường tiêu hóa, chèn ép lên các cơ quan, gây thiếu máu cục bộ, dẫn tới hoại tử, thủng ruột.
Thậm chí, các hạt này còn gây chèn ép, nhiễm trùng trong ổ bụng, nhiễm độc, đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.
Hầu hết trẻ em có thể không có các triệu chứng ban đầu rõ ràng sau khi nuốt phải dị vật có hạt từ tính, hoặc có các triệu chứng nhẹ trong vòng vài giờ đến vài tuần, sau đó mới xuất hiện tình trạng đau bụng dai dẳng hoặc ngắt quãng, buồn nôn, nôn mửa…
Do trẻ còn nhỏ nên không mô tả được chính xác các triệu chứng bệnh. Một số cha mẹ còn cho rằng, dị vật này sẽ được đào thải ra ngoài theo đường đại tiện, điều này dẫn tới việc chậm trễ điều trị.
Bác sĩ Cao một lần nữa nhắc nhở các bậc phụ huynh rằng, hầu hết các dị vật trong đường tiêu hóa trên xảy ra ở trẻ em, chẳng hạn như xương cá, đồng xu, pin cúc áo và đồ chơi.
Trẻ không thể nói một cách chính xác tình trạng của mình, nếu không có các triệu chứng tiêu hóa rõ ràng sẽ dễ dẫn đến việc bỏ sót, chẩn đoán sai, hậu quả rất nghiêm trọng.
Cha mẹ cần nâng cao ý thức chăm sóc, tránh cho trẻ tiếp xúc với những vật dụng nguy hiểm này, sửa thói quen xấu khi trẻ thích cho đồ vật vào miệng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận