Bệnh gút là căn bệnh xảy ra do quá trình chuyển hóa purine trong cơ thể diễn ra không bình thường, làm cho nồng độ axit uric trong máu quá cao.
Axit uric dư thừa sẽ kết hợp với natri tạo thành các tinh thể muối natri của axit uric, các tinh thể này dần dần lắng đọng tại các khớp, gân, sụn, thận gây sưng, nóng và đau đớn.
Về mặt y học, người ta thấy rằng bệnh gút đặc biệt dễ xâm nhập vào nam giới và phụ nữ trước khi mãn kinh lại hiếm mắc bệnh. Nguyên nhân là do estrogen có tác dụng bảo vệ, giúp phụ nữ đào thải axit uric ra ngoài tốt hơn.
Vậy để tránh xa căn bệnh đáng ghét này, bạn cần giữ cho mình những thói quen thực sự lành mạnh.
1. Kiểm soát lượng thịt
Nếu có triệu chứng ban đầu của bệnh, bạn cần để ý đến khẩu phần ăn của mình. Hạn chế tiêu thụ quá nhiều chất béo và chất đạm, kiểm soát lượng thịt, ăn ít thịt đỏ (trâu, bò, cừu, lợn và thay thế bằng một phần cá, đậu, trứng, sữa.
2. Tránh ăn nội tạng, cá khô, bột men
Bệnh nhân mắc bệnh gút cần kiêng hoàn toàn các thức ăn như nội tạng, cá khô, da cá (da cá dải trắng, da cá đối…), bột men, nước thịt đặc… với hàm lượng cao.
Cố gắng thay thế nguồn protein từ sữa và trứng với hàm lượng purin tương đối thấp. Đối với những người không ở giai đoạn cấp tính nhưng axit uric trong máu cao thì cũng nên tiêu thụ những thực phẩm trên với lượng nhỏ.
3. Ăn ít chất béo
Nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng, ăn quá nhiều chất béo có thể ức chế chuyển hóa axit uric và lằm tăng nguy cơ bị bệnh gút. Đặc biệt, nên ăn ít mỡ động vật và đồ chiên rán.
4. Hạn chế dùng nước lẩu và canh hầm
Ngoài các thực phẩm trên, các chất bổ sung khác giàu protein như nước lẩu, nước hầm thịt hay tinh chất gà cô đặc hoàn toàn không thích hợp để tiêu thụ thường xuyên.
5. Uống ít rượu, bia
Có một số loại rượu, bia có hàm lượng purin rất cao, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit uric. Nồng độ rượu càng cao thì càng ảnh hưởng đến sức khỏe của thận.
Chính vì vậy, người bị bệnh gút nên tránh xa rượu bia, nếu uống rất dễ gây ra cơn gút cấp.
6. Sử dụng các sản phẩm từ đậu nành một cách điều độ
Nhiều người cho rằng, bệnh nhân gút cần phải kiêng hoàn toàn các sản phẩm từ đậu nành như sữa, bánh,… nhưng đây thực sự là một quan niệm sai lầm. Một cốc sữa đậu nành hay 1 miếng đậu phụ không có tác động tiêu cực đến sức khỏe của người mắc bệnh gút.
7. Uống nhiều nước
Uống đủ nước sẽ hỗ trợ cơ thể chuyển hóa axit uric một cách trơn tru và hiệu quả. Mỗi ngày uống ít nhất 8 cốc nước, chia làm nhiều lần, uống thành từng ngụm nhỏ là cách tốt nhất để bạn uống đủ nước mỗi ngày.
Chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Điều trị và Phòng ngừa Bệnh mãn tính tại Đài Bắc, Trung Quốc cho biết, những người dễ đổ mồ hôi hoặc làm việc nhiều nên uống nhiều hơn 1 lít nước mỗi ngày.
Do axit uric chủ yếu được đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu chứ không phải qua đường mồ hôi nên khi lượng mồ hôi ra nhiều, lượng nước tiểu sẽ giảm và ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric.
8. Tập thể dục thường xuyên và vừa phải
Tập thể dục vừa phải có thể thúc đẩy lưu thông máu, chuyển hóa axit uric và ngăn ngừa cơn đau do gút gây nên. Hãy bắt đầu bằng việc đi bộ 20-30 phút mỗi ngày hoặc bơi 3 lần/ tuần và nhớ bổ sung nước sau khi tập luyện.
Tuy nhiên, bệnh nhân gút không nên vận động mạnh. Vì sau khi vận động quá sức, mồ hôi ra nhiều sẽ làm mất nước, giảm lượng nước tiểu, ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric. Ngoài ra, các tế bào cơ sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy khiến axit uric tăng cao đột ngột.
9. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không để bản thân quá mệt mỏi
Nếu không kiểm soát tốt axit uric và bệnh gút thường xuyên tấn công thì phải điều trị bằng thuốc hạ axit uric. Nếu không muốn dùng thuốc cả đời, hãy đảm bảo điều chỉnh chế độ ăn uống và phương pháp làm việc phù hợp, nghỉ ngơi để ổn định nồng độ axit uric, giúp cơ thể trở lại hoạt động bình thường.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận