Tai nạn lao động được định nghĩa tại điểm 2.1 của Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Cụ thể: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc).
Tai nạn lao động được chia thành 3 loại |
Tai nạn được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp sau: Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc; Nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người lao động; Nơi người lao động đến nhận tiền lương, tiền công.
Tai nạn xảy do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc. Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.
Tai nạn lao động được chia thành 3 loại: Tai nạn lao động chết người: là tai nạn lao động dẫn đến chết người (chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra, …).
Tai nạn lao động nặng: người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này. Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên.
Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm:
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản; Bệnh bụi phổi-Silic nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng); Bệnh bụi phổi bông; Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp: Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì; Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen; Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân; Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan; Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen); Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp; Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp.
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý: Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ: Bệnh điếc do tiếng ồn: Bệnh rung chuyển nghề nghiệp: Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp; Bệnh sạm da nghề nghiệp: Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp: Bệnh lao nghề nghiệp: Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp; Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp.
Ngoài những bệnh nghề nghiệp trên, vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 27/2006 ngày 21/9/2006 bổ sung 04 bệnh nghề nghiệp vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, gồm: Bệnh hen phế quá nghề nghiệp; Nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp; Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
Ngoài trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, người lao động được hưởng những quyền lợi sau đây: Nếu nghỉ việc, thì được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội trả; Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng, hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức lương tối thiểu.
Người lao động bị tai nạn lao dộng, bệnh nghề nghiệp làm tổn thương các chức năng hoạt dộng chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống.... được cung cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng theo niên hạn; Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng. Khi vết thương tái phát được cơ quan bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động do thương tật; Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1 lần hoặc hàng tháng, nếu đủ điều kiện thì được hưởng chế độ hưu trí.
Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi điều trị ổn định thương tật, người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp cho người bị tai nạn lao động.
Theo thống kê của ILO, cứ mỗi 15 giây, trên thế giới có một công nhân chết vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, và cứ mỗi 15 giây lại có 160 công nhân bị tai nạn khi đang làm việc. Gánh nặng kinh tế do điều kiện an toàn lao động và vệ sinh ở nơi làm việc không đảm bảo ước tính tương đương với 4% GDP toàn cầu mỗi năm. Riêng tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tổ chức này, phần lớn các vụ tai nạn lao động có nguyên nhân từ chính con người. Việc tăng cường nhận thức về an toàn vệ sinh lao động cần được thực hiện ở phạm vi lớn hơn không chỉ ở nơi làm việc. |
Minh Ánh
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận