Theo cơ quan BHXH Việt Nam, hiện nay, quỹ BHYT thực hiện chi trả chi phí điều trị cho tất cả các bệnh hiểm nghèo như nhóm bệnh về: Tim mạch, ung thư, bệnh hiếm… Đây là các nhóm bệnh sẽ phải điều trị dài ngày hoặc suốt đời, có chi phí điều trị lớn. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp người dân tham gia BHYT đi khám chữa bệnh (KCB) được sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, được quỹ BHYT chi trả lên tới hàng tỷ đồng.
Theo thống kê, một số trường hợp được quỹ BHYT chi trả chi phí lớn từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024. Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao nhất là hơn 4,465 tỷ đồng là một bệnh nhân sinh năm 2019, trú tại tỉnh Hải Dương, chẩn đoán bệnh chính là "Tăng huyết áp, đái tháo đường type, suy thận".
Tiếp đến là một bệnh nhân sinh năm 2018, trú tại Hòa Bình, với bệnh chẩn đoán, được chi trả 4,372 tỷ đồng.
Ngoài ra, có 6 bệnh nhân được chi trả hơn 3 tỷ đồng/người, với các mặt bệnh điều trị như: Bệnh tích lũy glycogen; Hội chứng loạn sản tủy xương, Bệnh bạch cầu cấp loại tế bào không xác định.
Đồng thời, có 2 bệnh nhân khác mắc bệnh tích lũy Glycogen khác cũng được chi trả lần lượt 2,676 tỷ đồng và 2,534 tỷ đồng.
Hầu hết các bệnh nhân nhận chi trả giá trị cao từ quỹ BHYT đều là những người trẻ.
Luật BHYT quy định tất cả người dân đều có quyền tham gia BHYT và có phạm vi hưởng BHYT như nhau; Người tham gia BHYT được quỹ BHYT thanh toán số tiền KCB không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm. Ngoài ra, được quỹ BHYT thanh toán đầy đủ các chi phí KCB BHYT theo quy định, không bị giới hạn về tuổi tác, số ngày điều trị và tổng chi phí KCB BHYT.
Chính sách BHYT có ý nghĩa thiết thực, góp phần quan trọng trong công tác KCB, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Tham gia BHYT không chỉ là quyền lợi của mỗi người dân mà còn là thể hiện trách nhiệm tuân thủ pháp luật và tinh thần tương thân tương ái để chia sẻ với những người không may gặp rủi ro về sức khỏe.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận