Dự kiến các chuyên gia sẽ có thể thu thập thông tin ẩn trên bản đồ trong vòng vài tháng nữa – (Ảnh: Chet Van Duzer) |
Theo Thanh niên, vào năm 1491, chuyên gia vẽ bản đồ người Đức Henricus Martellus đã lập ra bản đồ thế giới giúp Christopher Columbus giong buồm rong ruổi trên mặt biển Đại Tây Dương. Được biết, bản đồ Martellus mô tả bề mặt thế giới từ Đại Tây Dương ở phía Tây đến Nhật Bản ở phía đông và được bao quanh bởi những mô tả bằng tiếng Latin về nhiều khu vực và nền văn hóa thời đó.
Chẳng hạn, một ô chữ trên vùng Bắc Á mô tả về người “Balor”, chủng tộc sống không cần rượu hoặc lúa mì, mà thay vào đó bổ sung dinh dưỡng từ thịt nai.
Mặc dù cất giấu các bí mật về kiến thức địa lý của người châu Âu lúc đó, nhưng không may là hầu hết các dòng chữ lịch sử này đều mờ nhạt dần theo thời gian.
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) do chuyên gia Chet Van Duzer dẫn đầu đang sử dụng kỹ thuật chụp ảnh đa phổ để khám phá những thông tin ẩn đã giúp Columbus vượt đại dương, theo trang Wired.
Bên cạnh việc khôi phục các chi tiết quan trọng về các nền văn minh thời xưa, kỹ thuật này còn có thể tiết lộ lịch sử về phương pháp lập bản đồ thời thế kỷ 15.
Theo Dân trí, về cơ bản, quá trình này không quá phức tạp. Nhưng việc giải mã các đoạn chữ sẽ mất rất nhiều thời gian, chủ yếu ở khâu xử lý và phân tích hình ảnh, cũng như thử nghiệm. Cách làm áp dụng cho một phần của bản đồ có thể sẽ không có tác dụng với một phần khác. Dự kiến trong năm tới, khi dự án hoàn thành các hình ảnh sẽ được công bố để giới khoa học và công chúng có thể tìm hiểu kĩ hơn về tấm bản đồ này.
P.V (Tổng hợp)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận