Theo Mirror, một đầu bếp chuyên thịt rắn tên là Peng Fan ở Quảng Đông, Trung Quốc vừa bị một đầu con rắn hổ mang cắn chết khi đang dọn dẹp các đầu lâu rắn đã được cắt bỏ trước đó 20 phút vào thùng rác.
Vết cắn đã nhanh chóng truyền nọc độc vào cơ thể Peng Fan. Cảnh sát địa phương cho biết, đầu bếp Peng đã chết trước khi anh có thể nhận được thuốc kháng độc ở bệnh viện. Vết cắn đau khiến Peng Fan đã la hét toáng lên đến nỗi tất cả các thực khách của nhà hàng lúc đó đều sửng sốt.
Một người khách tên Lin Sun, 44 tuổi, đến nhà hàng ăn tối với vợ, kể lại: "Khi tôi và vợ đang ăn tối tại nhà hàng để chúc mừng sinh nhật cô ấy thì bỗng nghe thấy những tiếng hét lớn từ nhà bếp. Họ lập tức gọi bác sĩ tới nhưng khi đội y tế đến thì người đàn ông đã tử vong. Nghe vậy, vợ chồng tôi không thể ăn tiếp nữa".
Chuyên gia về rắn Yang Hong-Chang, người đã có tới 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu rắn hổ mang, nói rằng tất cả các loài rắn đều có thể sống được thêm một giờ sau khi bị mất đi các bộ phận của cơ thể.
"Phần đầu của con rắn còn sống nên nó vẫn cắn được vào tay ông ấy. Loài rắn có khả năng cắn và truyền nọc độc kể cả sau khi đầu nó đã bị đứt lìa khỏi thân", ông Yang giải thích.
Thịt rắn thường được chế biến thành các món súp và từ lâu được xem là một bài thuốc của người Trung Quốc. Người ta tin rằng nó có thể giúp chữa được nhiều căn bệnh khác nhau. Nọc rắn càng độc càng có tác dụng đối với sức khỏe con người.
Rắn hổ mang Đông Dương, là một phân loài của rắn hổ phun nọc được tìm thấy ở Đông Nam Á. Ảnh: Telegraph |
Được biết, con rắn cắn nạn nhân Peng là thuộc loại rắn hổ mang phun Đông Dương, còn gọi là Naja siamensis theo cách gọi của người Thái Lan hay còn được biết đến là rắn hổ mang phun đen trắng.
Loải rắn này sinh sống tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Con rắn trưởng thành có thể dài tới 1,5m. Chúng thường sống vở vùng đất thấp, đồi, đồng bằng, rừng. Thức ăn của nó chủ yếu là động vật gặm nhấm, cóc và các loài rắn khác.
Rắn hổ mang phun cực kỳ nguy hiểm, có thể phun nọc độc làm mù mắt vĩnh viễn người bị tấn công. Khi trúng độc rắn cắn, nạn nhân thường bị ngạt thở và liệt cơ. Các chuyên gia cảnh báo, khi chế biến làm thịt loại rắn này cần hết sức cẩn thận.
P.V (Tổng hợp)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận