TIN LIÊN QUAN |
---|
Nguồn vốn từ TPCP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông Ảnh: Tiến Mạnh |
Trong quá trình triển khai, Chính phủ đã chỉ đạo ứng trước 5 nghìn tỷ đồng từ nguồn Trái phiếu Chính phủ (TPCP) để triển khai GPMB. Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, đến giữa tháng 9, công tác GPMB của dự án đã hoàn thành cơ bản, góp phần đảm bảo tiến độ hoàn thành vào cuối năm 2015, dự kiến sẽ vượt kế hoạch 12 tháng.
Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, có thể nói, việc ứng vốn kịp thời từ nguồn TPCP đã góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án. Đồng thời, khả năng vượt tiến độ của “đại dự án” này cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, trong đó có nguồn vốn TPCP.
Đây là một trong những dự án của ngành GTVT (trong đó nhiều dự án sử dụng vốn TPCP) có tiến độ vượt kế hoạch thời gian qua như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn Nam cầu Bến Thủy II - tuyến tránh TP Hà Tĩnh hoàn thành trước tiến độ 9 tháng; Dự án cầu Bút Sơn trên QL10, dự kiến rút ngắn tiến độ khoảng 45 ngày; Dự án cầu Nguyệt Viên, dự kiến được hoàn thành sớm gần hai tháng… Đây là kết quả của quá trình chỉ đạo, kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc kịp thời của lãnh đạo Bộ GTVT; Sự nỗ lực của các chủ đầu tư, nhà thầu.
Tại cuộc làm việc với các ngân hàng trong thu xếp vốn cho các dự án giao thông ngày 19/9 mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: “Bộ sẽ thành lập các đoàn kiểm tra để đảm bảo việc tổ chức triển khai thi công các dự án phải đảm bảo tiến độ, chất lượng và sẽ không có dự án chậm tiến độ, chỉ có dự án vượt tiến độ”.
Ngày càng nhiều dự án giao thông vượt tiến độ là tín hiệu tích cực trong bối cảnh hầu hết các dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia - có sử dụng nguồn vốn TPCP - chậm tiến độ thời gian qua. Việc rút ngắn thời gian thi công so với dự kiến đã giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, nguồn lực, đồng thời mang lại nhiều giá trị kinh tế, xã hội khi công trình, dự án được sớm được đưa vào khai thác, sử dụng; gia tăng giá trị sử dụng đồng vốn.
Đây cũng là một trong những lý do giúp công tác huy động vốn cho ngành Giao thông có hiệu quả cao, từ mọi nguồn lực xã hội, trong đó có kênh TPCP. Đi cùng đó, thị trường TPCP Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc trong nhiều năm qua với quy mô tăng từ 9% GDP năm 2009 lên 18% GDP năm 2014; đồng thời, TPCP cũng được ghi nhận là công cụ đầu tư an toàn nhất. Có thể nói, kết quả đó có phần đóng góp bởi quá trình triển khai, quản lý, khai thác hiệu quả các dự án sử dụng vốn TPCP.
Bảo Nguyên
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận