Hàng trăm xe ô tô/ngày, chạy qua đường liên thôn làm bụi mù trời |
Làng không có điện, dân “chết mòn” với bụi
Qua đường dây nóng Báo Giao thông nhận được từ người dân, ngày 13 và 14/12, P/v Báo Giao thông có mặt tại đường liên thôn qua ấp 1, và ấp 3, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú. Tại đây, P/v chứng kiến đủ các loại xe lưu thông qua đường liên thôn đất đỏ này, khiến bụi mù cả ấp. Không chỉ riêng xe ô tô con, các loại như taxi, xe khách, xe tải, có cả những xe tải lớn hơn 10 tấn cũng đi qua đây. Con đường liên thôn chỉ có dài khoảng 1km, rộng 4m gồng mình gánh những chuyến xe qua. Người dân thì chỉ biết sống chung với bụi mà chẳng biết kêu ai.
Ông Hoàng Hữu Thàng, nguyên Bí thư ấp 1, bức xúc chỉ tay lên bàn thờ: “Anh thấy không, bàn thờ tổ tiên tôi bụi mù trời, ti vi, bàn ghế lau chùi cả ngày mà vẫn bị bụi đường bám dày đặc. Những năm 90 của thế kỳ trước, chúng tôi từ Cao Bằng vào, thôn đây chỉ có một con đường mòn qua ấp. Đầu những năm 2000, chính quyền thôn, xã đã huy động bà con hiến đất để mở rộng đường. Hồi ấy, chúng tôi đã phải thu mỗi nhà 100 ngàn đồng để đổ đất san mặt bằng. Khi ấy chúng tôi được trạm thu phí hỗ là cổng chào, có chắn parie, giao cho người dân quản lý. Nhưng từ giữa năm nay, không hiểu sao cổng barie lại phải gỡ bỏ, khiến xe cộ lại tấp lập đi qua làng, bụi lại mù trời. Người dân chúng tôi chỉ yêu cầu chính quyền xem xét cấm các loại xe ô tô qua đây. Không thể biến đường liên thôn thành quốc lộ được. Không thể để người dân chết mòn vì phải sống chung với bụi được”.
Bụi bám đỏ cả dàn nghe nhạc của gia đình ông Thàng |
Anh Hoàng Hữu Chương, con rể ông Thàng, cho biết: Giải pháp tối ưu nhất là làm 2 cổng chào, lắp 2 trạm barie hai đầu lối vào, có người quản lý, phương tiện ô tô nào của ấp, ô tô nào chở vật liệu cho người dân trong ấp thì mở cho qua. Có như vậy, người dân mới hết chịu cảnh sống chung với bụi. Nhiều lần chúng tôi đã bàn với nhau góp tiền làm đường bê tông cho đỡ bụi. Nhưng xe cộ nhiều như vậy, phá đường làng do chúng tôi bỏ tiền ra làm thì ai chịu nổi”.
Đi qua nhà già làng Điểu Hồng tại ấp 1, chúng tôi bắt gặp cụ bà đang oằn mình xách 2 xô nước từ giếng cách đường khoảng 100m để tưới đường cho đỡ bụi. Cụ ông thì đang bưng mấy gốc cây khô để đặt giữa đường. Nói với chúng tôi, cụ ông bức xúc: “Mấy gốc cây này không chặn được xe đâu anh, xe ô tô cứ chạy ầm ầm, nhanh lắm, nên tôi chỉ đặt ra đây cho xe thấy mà đi chậm lại cho đỡ bụi thôi”.
Cụ bà thì có một niềm mong muốn vô cùng dản dị: “Ước gì nhà tôi có điện, để tôi mua máy về tưới nước, không còn phải mang cái thân già nua này hàng ngày dăm, bảy lượt xách nước tưới đường nữa. Không có điện, đêm xuống xe cứ ầm ầm chạy qua. Già rồi không ngủ được. Quạt không có, đêm phải ngủ chung với bụi dưới trời nóng như đổ lửa. Ban ngày muốn cơn gió mạnh cho mát, nhưng gió càng lớn, xe liên tục đi qua bụi bay càng dữ dội. Ngày xưa vợ chồi tôi ở Cao Bằng đã khổ, tưởng rằng vào đây lập ấp cho đỡ khổ hơn. Ai ngờ gần đất, xa trời rồi vẫn còn cực khổ”.
Hàng ngày cụ bà Điểu Hông vẫn phải xách nước tưới đường vì không có điện |
Làm việc với chúng tôi, lúc đầu ông Nguyễn Quang Thiên, nói không được quyền phát ngôn. Nhưng rồi ông cũng cho biết, ấp đó có tới 150 hộ dân, thì có tới 70 hộ dân không có đường điện tới nơi, nên chưa có điện. Còn về tình trạng xe qua đường liên thôn làm đường bụi, ông Thiên chỉ nói, chuyện này phức tạp lắm.
Hai cụ già làng Điểu Hồng vô cùng bức xúc vì xe ô tô qua ấp làm ô nhiễm môi trường |
Thất thoát hàng chục triệu đồng/ngày
Trước tình hình xe ô tô tránh trạm thu phí số 2 thuộc dự án đầu tư nâng cấp mở rộng quốc lộ 14 đoạn cầu 38 đến thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), tháng 6/2015, nhân viên trạm thu phí đã mất cả ngày để ghi lại biển số xe trốn trạm qua đường liên thôn qua ấp 1 và ấp 3. Sau đó, nhà đầu tư Công ty cổ phần Đức Thành Gia Lai, đã có công văn gửi Ban QLDA đường HCM, Bộ GTVT, chính quyền địa phương.
Tháng 9/2015, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản (do Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường ký) đề nghị nhà đầu tư phối hợp các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra thực tế hiện trường, nghiên cứu, thống nhất giải pháp lắp đặt các loại biển báo hạn chế tải trọng, giải pháp chống thất thoát doanh thu đối với các phương tiện lưu thông trên các tuyến đường ngang giao cắt với đường Hồ Chí Minh tại phạm vi khu vực trạm thu phí số 2. Mặt khác phối hợp với TTGT, CSGT kiểm tra xử phạt theo qui định đối với các trường hợp cố tình vi phạm.
Tất cả người dân ấp 1, ấp 3 đồng tình với việc chặn không cho ô tô chạy qua ấp |
Ngay sau đó UBND tỉnh cũng có công văn gửi Sở GTVT và Công an tỉnh, chỉ đạo phối hợp với các địa phương và nhà đầu tư kiểm tra hiện trường, nghiên cứu lắp các biển báo hạn chế tải trong phương tiện lưu thông trên các tuyến giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Phối hợp với Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng TTGT và CSGT tăng cường kiểm tra phát hiện xử lý theo quy định pháp luật với các phương tiên trốn, tránh trạm thu phí.
Ngày 16/9, chủ đầu tư cùng với các đơn vị liên quan là Sở GTVT, Ban QLDA đường HCM, UBND huyện Đồng Phú, UBND xã Đồng Tiến đã kiểm tra thực tế và quyết định: Phục hồi lại cổng hạn chế chiều cao đã bị phá hoại giao cho ấp 1 quản lý (chiều cao không chế không qua 2m). Lắp đặt hạn chế tải trọng trên các đường giao cắt với đường HCM.
Đường làng nhỏ bé, chen chúc xe qua, bụi đỏ úa cả cây xanh |
Ông Nguyễn Văn Quý, Tổng giám Công ty cổ phần Đức Thành Gia Lai, cho biết: Sau đó, nhà đầu tư đã thực hiện đúng như biên bản làm việc và còn hỗ chợ dân ấp 1 duy tu, sửa chữa mặt đường, xây một cống thoát nước qua đường liên thôn để người dân không còn tình trạng ngập úng vào mùa mưa. Nhà đầu tư hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho người dân gác chắn parie này.
Cũng theo ông Quý, thời gian qua lượng xe tránh trạm thu phí, không mua vé chạy vào đường dân sinh ấp 1, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) ngày càng tăng gây thất thoát lớn nguồn thu hoàn vốn của nhà đầu tư và tiền thuế nhà nước. Việc trốn trạm thu phí số 2, gây thấy thoát hàng chục triệu đồng/ngày.
Không chỉ xe tải, xe ô tô con cũng trốn qua đường làng để tránh trạm thu phí |
Đến nay có hơn 10 phương tiện của người dân trong vùng đều đã đăng ký và qua lại con đường giao thông nông thôn bình thường. “Thực ra chúng tôi không tự ý lắp parie, mà tram parie này đã tồn tại gần 20 năm, nay bị dân xe phá bỏ nên nhà đầu tư kiến nghị giải pháp phục hồi lại trạm parie. Thời gian qua nhà đầu tư, cán bộ nhân viên trạm thu phí số 2 đã kết hợp với cán bộ địa phương ngăn chặn các phương tiện trốn trạm. Tuy nhiên, nhà đầu tư không được phép xử phạt vi phạm, nên các phương tiện ôtô vẫn chạy vòng qua tuyến đường dân sinh để trốn trạm không phải mua vé” – ông Quý nói.
Đầu tháng 12/2015, UBND tỉnh Bình Phước tiếp tục có văn bản chỉ đạo Sở Giao thông và UBND huyện Đồng Phú, yêu cầu xem xét lại tính pháp lý chiều cao hạn chế. Công văn cho rằng, cấm phương tiện lưu thông đường giao thông nông thôn qua ấp 1, xã Đồng Tiến là không đúng quy định.
Công văn này vô tình đã khiến cánh lái xe hiểu lầm là việc chặn parie từ trước đến giờ là sai quy định, nên đã phá parie, ngang nhiên điều khiển phương tiện qua đường liên thôn trốn trạm thu phí, khiến người dân hai ấp 1 và ấp 3, xã Đồng Tiến vô cũng bức xúc.
Và có thêm cả taxi chở khách tránh trạm thu phí |
Ngày 16/12 Nhà đầu tư Đức Thành Gia Lai đã có tờ trình Bộ GTVT và UBND tỉnh Bình Phước, kiến nghị được sử dụng lại các biện pháp hạn chế xe ô tô theo đúng hướng dân của UBND tỉnh, là đặt biển báo hạn chế tải trọng và parie khống chế chiều cao. Các phương tiện tham gia giao thông của người dân 2 ấp được miễn phí qua trạm hoàn toàn. Nếu không lắp parie, chủ đầu tư kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận cho đặt trạm thu phí phụ ngay trên đường HCM (tại km 957+600) đúng theo quy định của Bộ GTVT, để thu phí các phương tiện không phải là của người dân số trong ấp 1 và ấp 3, xã Đồng Xoài.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận