Nguồn tin của Báo Giao thông cho biết, Bộ Công thương vừa có văn bản số 5019 gửi đến Bộ Kế hoạch Và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để xin ý kiến với đề xuất về các cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp tại văn bản 126 của Bộ này.
Bộ này đề nghị các cơ quan trên gửi ý kiến về Bộ trước ngày 27/8 này, để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tại văn bản 126, Bộ Công thương cho biết, vẫn có nhiều dự án, hoặc phần dự án điện gió, điện mặt trời đã triển khai trên thực tế, nhưng không kịp thời hạn được hưởng giá FIT;
Hiện còn 3.479 MW điện gió và 452,62 MW điện mặt trời đang chờ xác định giá điện
Trong đó có 62 dự án điện gió với tổng công suất 3.479 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng do giá FIT hết hạn nên chưa có giá bán điện và 5 dự án, hoặc phần dự án điện mặt trời với tổng công suất 452,62 MW đang chờ xác định giá điện.
Ngoài ra, cũng có một số dự án khác đang triển khai dở dang. Vì vậy, Bộ Công thương cho rằng, để tránh lãng phí đầu tư xã hội, cần thiết phải xác định cơ chế giá điện cho các dự án dở dang trên.
Bộ này đề xuất phương án: Nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp sẽ đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công thương ban hành.
Đưa ra các đề xuất trên, Bộ Công thương giải thích, do phương án EVN đấu thầu mua điện chưa rõ cơ sở pháp lý, do đó, các đề xuất trên sẽ đảm bảo tuân thủ Luật và văn bản liên quan.
Theo Bộ Công thương, cơ chế đấu thầu mua điện của các dự án đã có chủ đầu tư, đã triển khai dở dang chưa được quy định trong các văn bản pháp luật, bao gồm Luật Điện lực, Luật Giá, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn liên quan. Nếu xây dựng quy định thì sẽ là quy định mới hoàn toàn...
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận