Theo đó, có 4 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT, bao gồm: Nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trên luồng đường thủy nội địa quốc gia sông Tiền (từ km 171+200 đến km 172+500; từ km 248+200 đến km 249+600); Nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trên luồng đường thủy nội địa quốc gia sông Tiền (nhánh Cù Lao Tây) (Từ km 1+00 đến km 2+00; từ km 3+800 đến km 4+300; từ km 6+200 đến km 7+800).
Dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trên luồng đường thủy nội địa quốc gia sông Tiền (Từ km 231+700 đến 232+600); Dự án nạo vét vùng nước hàng hải kết hợp thu hồi sản phẩm trên sông Tiền (khu neo đậu, chuyển tải tại khu vực cửa khẩu quốc tế Thường Phước) (Khu BG2 được giới hạn bởi đường tròn có đường kính 600m).
UBND tỉnh An Giang, UBND tỉnh Đồng Tháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định số 57/2024 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, đăng tải danh mục dự án trên trang Thông tin điện tử UBND tỉnh.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh phối hợp với Cục Hàng hải VN, Cục Đường thủy nội địa VN trong thực hiện các quy định của pháp luật về hàng hải, đường thủy nội địa với những nội dung thuộc phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền của các Cục.
Các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo an toàn hàng hải, an toàn giao thông đường thủy nội địa, an ninh, trật tự tại khu vực, không để lợi dụng thực hiện dự án để khai thác cát trái phép. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
Các tỉnh giao cơ quan chuyên môn của UBND thành phố định kỳ hàng quý, đột xuất báo cáo Cục Hàng hải VN, Cục Đường thủy nội địa VN về tiến độ, kết quả thực hiện dự án theo lĩnh vực. Căn cứ quy định tại Nghị định số 57/2024 của Chính phủ và thời hạn thực hiện dự án để tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh điều chỉnh danh mục dự án.
Cùng đó, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Bộ GTVT và các cơ quan của Bộ GTVT trong tổ chức thực hiện thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án được quy định tại Nghị định.
Đặc biệt, xem xét ưu tiên sử dụng sản phẩm tận thu từ dự án phục vụ cho các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải hiện nay.
Cục Hàng hải VN, Cục Đường thủy nội địa VN được yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải, đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật về hàng hải, đường thủy nội địa, quy định tại Nghị định số 57/2024 và các quy định của pháp luật có liên quan.
Các cơ quan có trách nhiệm đăng tải danh mục dự án trên trang Thông tin điện tử của Cục và chủ động hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan chuyên môn của địa phương trong quá trình thực hiện các dự án.
Bên cạnh đó, tổ chức bàn giao, tiếp nhận luồng sau khi hoàn thành dự án, cũng như tham gia ý kiến trong quá trình thực hiện dự án với các nội dung liên quan về hàng hải, đường thủy nội địa thuộc phạm vi, thẩm quyền theo quy định, hoặc khi được các cơ quan tại địa phương đề nghị.
Các Cục phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND các tỉnh trong kiểm tra, giám sát và quản lý thi công dự án, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, an toàn giao thông đường thủy nội địa. Tuyệt đối không để lợi dụng thực hiện dự án để khai thác cát trái phép, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền.
Ngoài ra, hai cơ quan có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tiến độ, tình hình, kết quả thực hiện các dự án khi cần thiết hoặc khi được yêu cầu, cũng như tổng hợp, báo cáo, đề xuất Bộ GTVT điều chỉnh danh mục dự án.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận