Ước tính, hiện giá ammonia tăng 37%, acid sulphuric tăng 500%, DAP tăng 51%, kali tăng 27% so với cùng kỳ 2020.
Doanh nghiệp hưởng lợi, nhà nước thất thu, nông dân bất công
Chia sẻ với PV Báo Giao thông về giải pháp kìm hãm đà tăng giá phân bón, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, Bộ đã đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục tăng tối đa công suất sản xuất phân bón DAP, MAP.
Ngoài ra, Cục cũng đã khuyến cáo các doanh nghiệp tạm thời không xuất khẩu để ưu tiên tiêu thụ trong nước.
TS Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tư vấn nông nghiệp nhiệt đới cũng cho rằng đây là một giải pháp tốt để vừa cân bằng giá phân bón trong nước, lại vừa đảm bảo được cả lợi ích của người nông dân khi những doanh nghiệp sản xuất phân bón đang nhận được nhiều ưu đãi từ Chính phủ.
Vị này lập luận, các dự án sản xuất phân đạm được ưu đãi lớn về chính sách, tín dụng, thậm chí là trợ cấp giá đầu vào trong những năm đầu tiên để nhằm mục tiêu đảm bảo nguồn cung phân bón và bình ổn thị trường...
Thế nhưng, khi giá nhiều nông sản xuống thấp, nông dân gặp khó khăn nhưng các công ty phân bón một mặt tăng giá bán trong nước chỉ vì “chạy” theo giá bán quốc tế.
Chưa kể, khi phân bón khan hiếm và giá cao, các doanh nghiệp sản xuất lại tăng tốc xuất khẩu phân bón với số lượng cao nhất từ trước đến nay. Trong khi, một mặt nhờ lợi thế giá thấp hơn do thuế trợ cấp từ nội địa.
“Đó là sự bất công bằng đối với nông dân khi chính họ là người phải trả tiền cho thuế tự vệ, cho ưu đãi đầu tư của các nhà máy”, ông Nghĩa nói và cho rằng, trách nhiệm bình ổn giá nội địa của các doanh nghiệp sản xuất không được thực hiện.
Chưa đủ cơ sở tạm ngừng xuất khẩu phân bón
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải Quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/6, xuất khẩu phân bón đạt 615.710 tấn, tương đương giá trị 212,867 triệu USD, tăng gần 50% về sản lượng và tăng 1,76 lần về trị giá. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu phân bón đạt con số cao kỷ lục như vậy.
Theo Bộ Công thương, có thể áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu đối với hàng hóa nhưng phải trong trường hợp mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán, hoặc các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật theo quy định của Luật quản lý ngoại thương 2017.
Trong khi đó, lượng phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu vẫn đáp ứng được nhu cầu.
Theo Cục Hóa chất (Bộ Công thương), việc tạm ngừng xuất khẩu phân bón để bình ổn thị trường phân bón trong nước là chưa đủ cơ sở bởi giá phân bón tăng trong thời gian vì nhiều lý do khác nhau.
Như là, giá phân bón thế giới tăng, sự tăng giá của một số nguyên liệu đầu vào, sự gia tăng của chi phí vận chuyển, nhu cầu tăng...
Do đó, các bộ ngành liên quan và doanh nghiệp, hiệp hội cần có đánh giá cụ thể.
Đưa ra giải pháp, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công thương) thông tin: “Bộ Công thương đã có Văn bản số 1321/BCT-HC đề nghị các Tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón lớn trên toàn quốc chủ động tìm nguồn nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giá cả hợp lý.
Bên cạnh đó, tăng cường sản xuất cung ứng sản phẩm ra thị trường; Không thực hiện các hành vi đầu cơ để trục lợi; Kiểm soát hoạt động xuất khẩu phù hợp với thực tế.
Đối với doanh nghiệp sản xuất phân bón, trước mắt nên xem xét, ưu tiên tiêu thụ trong nước; Bám sát diễn biến giá thị trường và tham gia bình ổn giá phân bón tại thị trường trong nước.
Cục Hóa chất cho biết, hiện, năng lực sản xuất của các nhà máy phân bón trong nước trên 8 triệu tấn, nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn. Đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ 11 triệu tấn/năm. Việt Nam cũng tự chủ được mặt hàng phân bón với phân urê, lân và NPK, đáp ứng khoảng 86% nhu cầu DAP và MAP, chỉ nhập khẩu phân SA và kali do trong nước không có nguồn nguyên liệu.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận