Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, hiện, giá lợn vẫn đang ở mức cao do ảnh hưởng của giá lợn Trung Quốc đang cao, mặt khác hậu quả của dịch tả lợn châu Phi năm 2019 làm giảm tổng đàn thì bây giờ đang hồi phục.
Tuy nhiên, theo tính toán, với mức giá xuất chuồng 75.000 đồng/kg lợn hơi thì các doanh nghiệp vẫn lãi rất cao. Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu một cách dứt khoát dứt khoát 17 Tập đoàn, doanh nghiệp chăn nuôi lớn phải thực hiện theo khuyến nghị, theo yêu cầu của Chính phủ, của Bộ NN&PTNT và các Bộ, ngành. Tập trung đưa giá dần xuống mức độ hợp lý để phát triển một cách lành mạnh, tích cực, bền vững.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sau khi dịch qua đỉnh điểm vào tháng 5/2019, việc tái đàn đã được triển khai ngay tại các địa phương. Tuy nhiên, thời gian phục hồi đàn lợn cần khoảng 5-7 tháng. Do đó, từ tháng 1 đã có sản phẩm của lợn nuôi tái đàn với tổng đàn lợn hiện tại gần 24 triệu con.
Dự báo sẽ tăng cao từ tháng 3 và nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 đạt khoảng 4 triệu tấn trong điều kiện kiểm soát tốt được dịch bệnh.
Mặt khác, nhiều địa phương đã nuôi tái đàn thành công (như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Bình Định, Đồng Nai,...) khẳng định việc nuôi tái đàn đã có kết quả, lượng thịt lợn đủ cung ứng cho nhu cầu của các địa phương, thậm chí có thể cung cấp cho cả các địa phương xung quanh.
Về số lượng thịt lợn nhập khẩu, báo cáo của các Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y cho biết, tổng sản lượng thịt các loại nhập khẩu từ các nước trong năm 2019 là 280.474 tấn (tăng khoảng 17% so với năm 2018 là 239.000 tấn).
Năm 2020 (tính đến ngày 29/2) là 65.865 tấn, trong đó có 13.800 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2019 được nhập từ các nước như Canada chiếm 33%, Đức 25%, Brazil 16%, Ba Lan 15,8%, Mỹ 7,8%.
Kế hoạch trong quý I/2020, Bộ NN&PTNT sẽ dự kiến nhập khẩu khoảng 100.000 tấn thịt lợn
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận