Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành GTVT đã quyết liệt thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Chia sẻ với Báo Giao thông nhân dịp đầu Xuân Nhâm Dần, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, khó khăn càng nhiều, ngành GTVT càng phải quyết tâm, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết thống nhất để cùng nhau vượt qua.
Nhìn lại một năm qua, Bộ trưởng đánh giá thế nào về những kết quả mà ngành GTVT đã đạt được?
Năm 2021 là năm đặc biệt khó khăn với ngành GTVT, nhất là việc đảm bảo giao thông trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt. Trong thời điểm dịch bùng phát tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, hàng ngày, hàng tuần chúng tôi đều họp trực tuyến với các địa phương để kịp thời giải quyết vướng mắc, bất cập phát sinh. Mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo giao thông thông suốt.
Rất mừng là đến cuối năm 2021, sản lượng hàng hoá thông qua cảng vẫn tăng 4%. Xuất, nhập khẩu trở thành mũi nhọn lớn, quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tôi cho rằng, đây là thành tựu lớn nhất của ngành GTVT trong năm 2021.
Cũng trong năm 2021, ngành GTVT hoàn thành đồng bộ quy hoạch 5 lĩnh vực lớn. Đây là 5/37 quy hoạch ngành của cả nước được hoàn thành trong năm 2021.
Trong lịch sử ngành GTVT, chưa giai đoạn nào quy hoạch được làm tốt như hiện nay. Thay vì mỗi lĩnh vực làm quy hoạch ở một thời điểm khác nhau như trước đây, lần này, quy hoạch 5 lĩnh vực được thực hiện đồng thời giúp việc đánh giá tiềm năng, thế mạnh của từng lĩnh vực hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Bộ GTVT đã tập trung hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 4/5 quy hoạch chuyên ngành quốc gia về đường bộ, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa, sớm hơn một năm so với yêu cầu. Riêng chuyên ngành hàng không sẽ được Thủ tướng phê duyệt trong thời gian tới.
Một điểm nhấn quan trọng trong năm 2021 của ngành GTVT là lần đầu tiên kể từ khi thực hiện Luật Đầu tư công, chúng tôi đã giải ngân được 40.000 tỷ đồng, so với con số 31.000 tỷ đồng của năm 2020. Đặc biệt hơn, kết quả này có được trong bối cảnh hết sức khó khăn, nhiều công trình dự án nằm trong vùng dịch.
Rất nhiều dự án trọng điểm quốc gia đã được hoàn thành, đưa vào khai thác đảm bảo tiến độ, chất lượng. Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2021, chúng tôi đã tập trung, chỉ đạo quyết liệt công tác thực hiện, giải ngân các dự án, đặc biệt đối với các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm của ngành như: Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cải tạo đường cất/hạ cánh, đường lăn sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, các dự án đường sắt, đường bộ cấp bách...
Nhờ đó, hàng tháng, Bộ GTVT đều nằm trong số các bộ, ngành đạt tỷ lệ cao so với bình quân chung cả nước.
Công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trong giai đoạn 2021 - 2025 cũng được Bộ GTVT làm rất kỹ lưỡng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng hồ sơ và tiến độ được giao, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao; đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A phải trình Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Đảm bảo ATGT cũng là một trong những điểm sáng của ngành GTVT trong năm 2021 khi TNGT tiếp tục giảm sâu cả 3 tiêu chí từ 10 - 20%...
Việc phân cấp, phân quyền, tinh giản biên chế cũng được thực hiện hết sức quyết liệt. Chuyển đổi số, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại cũng là một trong những nội dung được Bộ GTVT quan tâm, chỉ đạo hàng đầu.
Nhận thức về xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số tại các cơ quan có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đánh giá xếp hạng của Bộ TT&TT, Bộ GTVT xếp thứ 9 về chỉ số chuyển đổi số và xếp hạng A (cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) về chỉ số an toàn thông tin mạng.
Công tác giải ngân đi cùng với tiến độ, chất lượng của các công trình giao thông, đặc biệt là dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “không vì lý do gì để chậm tiến độ cao tốc Bắc - Nam”. Giải pháp của Bộ GTVT trong năm 2022 là gì, thưa Bộ trưởng?
Với dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, lúc đầu Quốc hội thống nhất thực hiện 3 dự án đầu tư công và 8 dự án PPP. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn trong lựa chọn nhà đầu tư. Do vậy, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 117 chuyển 3 dự án đầu tư công sang hình thức PPP và Nghị quyết 1213 chuyển thêm 2 dự án nữa. Như vậy, đến thời điểm này, có 8 dự án đầu tư công và 3 dự án PPP.
Chúng tôi đã giám sát và đánh giá 8 dự án đầu tư công thực hiện theo 3 Nghị quyết của Quốc hội đều đảm bảo được tiến độ yêu cầu. Riêng 3 dự án PPP đều rất khó khăn trong việc thu xếp vốn tín dụng.
Ở giai đoạn 2, ban đầu, Thủ tướng Chính phủ dự kiến đầu tư toàn bộ 12 dự án này theo hình thức PPP. Tuy nhiên, trên cơ sở cân nhắc, xem xét nhiều yếu tố trong đó có việc thu xếp vốn khó khăn trong khi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu rõ đến năm 2025 phải hoàn thành cao tốc Bắc - Nam, chúng tôi đã tham mưu và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sắp tới sẽ trình Quốc hội để xin biểu quyết thực hiện toàn bộ 12 dự án này theo hình thức đầu tư công. Sau đó, chúng tôi sẽ tổ chức đấu giá, bán quyền thu phí để thu vốn lại cho Nhà nước.
Tôi cho rằng, đây là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng. Nếu Quốc hội chấp thuận, Bộ GTVT sẽ nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương cố gắng thực hiện xong trong năm 2025.
Đặc biệt, có 2 dự án: Cao Bồ - Mai Sơn và Cam Lộ - La Sơn thực hiện từ năm 2018 đến nay đã cơ bản hoàn thành.
Rút kinh nghiệm từ 2 dự án này, cùng với các cơ chế đặc thù được Quốc hội, Chính phủ cho phép trong đó có việc chỉ định thầu tư vấn lập dự án, thiết kế, chúng tôi có thể rút ngắn được thời gian chuẩn bị đầu tư xuống 6 tháng.
Một trong những việc hiện nay chúng tôi đặc biệt quan tâm khi lập 12 dự án này là các mỏ vật liệu đất, cát. Đây vốn là những vấn đề rất khó khăn trong thời gian qua.
Thời gian qua dịch Covid-19 tác động rất lớn đến ngành GTVT, đặc biệt là với hàng không, đường sắt, đường bộ. Bộ GTVT sẽ có những giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn này?
Vận tải là lĩnh vực bị tác động nhiều nhất bởi dịch Covid-19, trong đó có vận tải đường bộ, hàng không và đường sắt.
Vừa qua, chúng tôi đã từng bước khôi phục vận tải đường bộ để phục hồi, phát triển kinh tế. Cũng xin khẳng định, trong những thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chỉ có vận tải hành khách đường bộ bị hạn chế. Vận tải hàng hóa hoàn toàn được tạo điều kiện thông suốt.
Khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, vaccine tiêm phủ, chúng tôi đã ban hành các kế hoạch khôi phục vận tải hành khách nội địa. Đến thời điểm này, vận tải nội địa đã có bước phát triển đột phá, đảm bảo được 60 - 70% so với thời điểm cuối năm 2019.
Với việc thực hiện tốt chiến lược vaccine, vận tải đường bộ trong năm 2022 và những năm tiếp theo sẽ ít bị ảnh hưởng, sẽ phát triển tốt.
Đường sắt cũng là lĩnh vực gặp rất nhiều khó khăn. Truyền thống của đường sắt là vận tải hành khách. Tuy nhiên, khi vận tải hành khách bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, chúng ta khuyến khích vận tải hàng hóa thì vận tải hàng hóa Bắc - Nam đã có sự phát triển đột phá. Đặc biệt, chúng ta đã mở được một số tuyến hàng hóa đi châu Âu qua Trung Quốc.
Sắp tới, chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho đường sắt, ban hành một số Thông tư, tham mưu Chính phủ ban hành một số cơ chế để Tổng công ty Đường sắt VN có thể điều chỉnh chiến lược, tập trung vận chuyển hàng hóa trong nước, quốc tế. Tôi cho rằng, trong năm 2022, đường sắt sẽ bớt khó khăn hơn.
Riêng lĩnh vực hàng không, khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các giải pháp linh hoạt đã được áp dụng, trong đó có việc tập trung vận chuyển hàng hóa.
Vừa qua, khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, chúng tôi đã từng bước mở lại vận tải nội địa. Riêng vận tải hành khách quốc tế, Bộ GTVT, Cục Hàng không VN đã làm việc với rất nhiều nước để nối lại các đường bay. Với việc tỷ lệ tiêm phủ vaccine cao như hiện nay, chúng tôi có niềm tin là vận tải hàng không sẽ bớt khó khăn hơn rất nhiều trong năm 2022.
Với cá nhân Bộ trưởng, nhìn lại năm 2021, Bộ trưởng có hài lòng với kết quả đạt được?
Kết quả của ngành GTVT là thành tích của cả tập thể, lãnh đạo Bộ chỉ đóng vai trò cầu nối. Nhìn lại năm 2021, tôi khẳng định, ngành GTVT đã có nhiều chuyển biến, có sự thay đổi lớn về tư duy, có khó khăn là khắc phục, phải tập trung, linh hoạt các giải pháp để khắc phục.
Cũng nhờ vậy mà chúng tôi đã vượt qua rất nhiều khó khăn, ngành GTVT đạt được kết quả đột phá trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, nếu nói hài lòng hay không thì chúng tôi chưa bao giờ hài lòng.
Sinh thời Bác Hồ nói: “Giao thông vận tải là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Nếu nhìn vào tốc độ giải ngân, nhìn vào quy hoạch, nhìn vào đảm bảo giao thông, có thể chúng tôi hài lòng vì đã đạt được những kết quả nhất định.
Nhưng nhìn vào tình hình vận tải của cả nước, trong đó có lĩnh vực hàng không, đường sắt, đường bộ, chúng tôi còn rất nhiều trăn trở vì chưa thể giúp được các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đồng hành cùng với các doanh nghiệp, cố gắng đưa ra các giải pháp, làm sao để mọi thứ tốt hơn trong năm 2022.
Bộ trưởng có thể chia sẻ cụ thể hơn về những giải pháp này?
Sau khi lập các quy hoạch ngành, công bố quy hoạch, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là triển khai thực hiện. Chúng tôi sẽ phải xây dựng đề án để thực hiện những quy hoạch này.
Cũng để thực hiện quy hoạch, ngoài việc bố trí ngân sách Nhà nước, cần có cơ chế để thu hút vốn ngoài Nhà nước. Trong quy hoạch có rất nhiều đột phá, rất cần vốn đầu tư, cần sự đồng hành của doanh nghiệp.
Như trong lĩnh vực hàng hải, chúng tôi đặt ra 3 mũi nhọn. Thứ nhất phải hình thành cảng mới Trần Đề. Ở phía Bắc, chúng tôi đặt mục tiêu hình thành cảng Nam Đồ Sơn, một cảng mới hoàn thành, dự kiến khi hoàn thành đưa vào khai thác, cùng với cảng Lạch Huyện sẽ tạo nên đột phá cho phía Bắc.
Tại khu vực Đông Nam bộ, chúng ta có cảng Cái Mép - Thị Vải. Chúng tôi đang tập trung đưa cảng này trở thành cảng trung chuyển của Việt Nam, gom hàng để chuyển tải ra nước ngoài.
Với những cảng này, chúng tôi định hướng sẽ xã hội hóa, để doanh nghiệp làm chứ Nhà nước không làm. Muốn vậy, phải xây dựng cơ chế, tham mưu Chính phủ.
Về hàng không, chúng tôi tập trung chỉ đạo, điều hành, đang triển khai dự án CHK quốc tế Long Thành, đảm bảo hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025 đúng như Nghị quyết của Quốc hội.
Ở phía Bắc, chúng tôi phối hợp với TP Hà Nội chuẩn bị trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch CHK quốc tế Nội Bài, nâng công suất lên 100 triệu khách/năm.
Với đường bộ, đến năm 2030, chúng ta phải có 5.000km đường cao tốc. Trong khi hiện tại, chúng ta mới có 1.163km. Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 3.000km. Chúng tôi đã và đang rất tích cực triển khai.
Tuy nhiên, nguồn vốn Nhà nước có hạn. Do vậy, chỉ dùng ngân sách Nhà nước cho những dự án trọng điểm, đột phá. Còn những dự án có tính thương mại cao như: Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM, Vành đai 4 Hà Nội, những dự án ở khu vực miền Đông Nam bộ, có nhiều khu công nghiệp, chúng tôi sẽ tham mưu các cơ chế để thu hút nguồn lực, đề xuất hình thành các quỹ giúp cho các nhà đầu tư tiếp cận, triển khai quy hoạch.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của năm 2022 và những năm tiếp theo của ngành GTVT là phải cụ thể hóa được 5 quy hoạch ngành. Chúng tôi sẽ đề xuất cơ chế đặc thù để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận vốn, tạo “sân chơi” cho nguồn vốn xã hội hóa rót tiền đầu tư, triển khai các quy hoạch, tạo tiền đề phát triển cho đất nước.
Thông điệp của Bộ GTVT trong năm 2022 là gì và Bộ GTVT sẽ làm gì để thực hiện được thông điệp đó, thưa Bộ trưởng?
Căn cứ vào kế hoạch năm 2022 và giai đoạn 2022 - 2025, có thể thấy, trong một khoảng thời gian ngắn 4 năm, Bộ GTVT phải đạt mục tiêu đột phá trên cả 5 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải và hàng không.
Để thực hiện được điều này, Bộ GTVT hết sức mong muốn Trung ương, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đồng hành cùng ngành GTVT, gỡ vướng về cơ chế, chính sách, trong đó có việc bố trí vốn, phân khai vốn, GPMB, tái định cư...
Với cán bộ trong ngành GTVT, tôi kêu gọi tất cả đồng lòng phát huy tinh thần đi trước mở đường. Trong khó khăn, chúng ta sẽ có giải pháp, khó khăn càng nhiều càng phải quyết tâm, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết thống nhất để cùng nhau vượt qua.
Chúng tôi sẽ phát động phong trào thi đua. Các Ban QLDA, các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện sẽ cam kết với Bộ thực hiện tốt nhất chức trách, nhiệm vụ.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Nhìn lại một năm qua, Bộ trưởng đánh giá thế nào về những kết quả mà ngành GTVT đã đạt được?
Năm 2021 là năm đặc biệt khó khăn với ngành GTVT, nhất là việc đảm bảo giao thông trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt. Trong thời điểm dịch bùng phát tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, hàng ngày, hàng tuần chúng tôi đều họp trực tuyến với các địa phương để kịp thời giải quyết vướng mắc, bất cập phát sinh. Mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo giao thông thông suốt.
Rất mừng là đến cuối năm 2021, sản lượng hàng hoá thông qua cảng vẫn tăng 4%. Xuất, nhập khẩu trở thành mũi nhọn lớn, quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tôi cho rằng, đây là thành tựu lớn nhất của ngành GTVT trong năm 2021.
Cũng trong năm 2021, ngành GTVT hoàn thành đồng bộ quy hoạch 5 lĩnh vực lớn. Đây là 5/37 quy hoạch ngành của cả nước được hoàn thành trong năm 2021.
Trong lịch sử ngành GTVT, chưa giai đoạn nào quy hoạch được làm tốt như hiện nay. Thay vì mỗi lĩnh vực làm quy hoạch ở một thời điểm khác nhau như trước đây, lần này, quy hoạch 5 lĩnh vực được thực hiện đồng thời giúp việc đánh giá tiềm năng, thế mạnh của từng lĩnh vực hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Bộ GTVT đã tập trung hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 4/5 quy hoạch chuyên ngành quốc gia về đường bộ, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa, sớm hơn một năm so với yêu cầu. Riêng chuyên ngành hàng không sẽ được Thủ tướng phê duyệt trong thời gian tới.
Một điểm nhấn quan trọng trong năm 2021 của ngành GTVT là lần đầu tiên kể từ khi thực hiện Luật Đầu tư công, chúng tôi đã giải ngân được 40.000 tỷ đồng, so với con số 31.000 tỷ đồng của năm 2020. Đặc biệt hơn, kết quả này có được trong bối cảnh hết sức khó khăn, nhiều công trình dự án nằm trong vùng dịch.
Rất nhiều dự án trọng điểm quốc gia đã được hoàn thành, đưa vào khai thác đảm bảo tiến độ, chất lượng. Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2021, chúng tôi đã tập trung, chỉ đạo quyết liệt công tác thực hiện, giải ngân các dự án, đặc biệt đối với các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm của ngành như: Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cải tạo đường cất/hạ cánh, đường lăn sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, các dự án đường sắt, đường bộ cấp bách...
Nhờ đó, hàng tháng, Bộ GTVT đều nằm trong số các bộ, ngành đạt tỷ lệ cao so với bình quân chung cả nước.
Công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trong giai đoạn 2021 - 2025 cũng được Bộ GTVT làm rất kỹ lưỡng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng hồ sơ và tiến độ được giao, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao; đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A phải trình Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Đảm bảo ATGT cũng là một trong những điểm sáng của ngành GTVT trong năm 2021 khi TNGT tiếp tục giảm sâu cả 3 tiêu chí từ 10 - 20%...
Việc phân cấp, phân quyền, tinh giản biên chế cũng được thực hiện hết sức quyết liệt. Chuyển đổi số, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại cũng là một trong những nội dung được Bộ GTVT quan tâm, chỉ đạo hàng đầu.
Nhận thức về xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số tại các cơ quan có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đánh giá xếp hạng của Bộ TT&TT, Bộ GTVT xếp thứ 9 về chỉ số chuyển đổi số và xếp hạng A (cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) về chỉ số an toàn thông tin mạng.
Công tác giải ngân đi cùng với tiến độ, chất lượng của các công trình giao thông, đặc biệt là dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “không vì lý do gì để chậm tiến độ cao tốc Bắc - Nam”. Giải pháp của Bộ GTVT trong năm 2022 là gì, thưa Bộ trưởng?
Với dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, lúc đầu Quốc hội thống nhất thực hiện 3 dự án đầu tư công và 8 dự án PPP. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn trong lựa chọn nhà đầu tư. Do vậy, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 117 chuyển 3 dự án đầu tư công sang hình thức PPP và Nghị quyết 1213 chuyển thêm 2 dự án nữa. Như vậy, đến thời điểm này, có 8 dự án đầu tư công và 3 dự án PPP.
Chúng tôi đã giám sát và đánh giá 8 dự án đầu tư công thực hiện theo 3 Nghị quyết của Quốc hội đều đảm bảo được tiến độ yêu cầu. Riêng 3 dự án PPP đều rất khó khăn trong việc thu xếp vốn tín dụng.
Ở giai đoạn 2, ban đầu, Thủ tướng Chính phủ dự kiến đầu tư toàn bộ 12 dự án này theo hình thức PPP. Tuy nhiên, trên cơ sở cân nhắc, xem xét nhiều yếu tố trong đó có việc thu xếp vốn khó khăn trong khi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu rõ đến năm 2025 phải hoàn thành cao tốc Bắc - Nam, chúng tôi đã tham mưu và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sắp tới sẽ trình Quốc hội để xin biểu quyết thực hiện toàn bộ 12 dự án này theo hình thức đầu tư công. Sau đó, chúng tôi sẽ tổ chức đấu giá, bán quyền thu phí để thu vốn lại cho Nhà nước.
Tôi cho rằng, đây là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng. Nếu Quốc hội chấp thuận, Bộ GTVT sẽ nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương cố gắng thực hiện xong trong năm 2025.
Đặc biệt, có 2 dự án: Cao Bồ - Mai Sơn và Cam Lộ - La Sơn thực hiện từ năm 2018 đến nay đã cơ bản hoàn thành.
Rút kinh nghiệm từ 2 dự án này, cùng với các cơ chế đặc thù được Quốc hội, Chính phủ cho phép trong đó có việc chỉ định thầu tư vấn lập dự án, thiết kế, chúng tôi có thể rút ngắn được thời gian chuẩn bị đầu tư xuống 6 tháng.
Một trong những việc hiện nay chúng tôi đặc biệt quan tâm khi lập 12 dự án này là các mỏ vật liệu đất, cát. Đây vốn là những vấn đề rất khó khăn trong thời gian qua.
Thời gian qua dịch Covid-19 tác động rất lớn đến ngành GTVT, đặc biệt là với hàng không, đường sắt, đường bộ. Bộ GTVT sẽ có những giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn này?
Vận tải là lĩnh vực bị tác động nhiều nhất bởi dịch Covid-19, trong đó có vận tải đường bộ, hàng không và đường sắt.
Vừa qua, chúng tôi đã từng bước khôi phục vận tải đường bộ để phục hồi, phát triển kinh tế. Cũng xin khẳng định, trong những thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chỉ có vận tải hành khách đường bộ bị hạn chế. Vận tải hàng hóa hoàn toàn được tạo điều kiện thông suốt.
Khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, vaccine tiêm phủ, chúng tôi đã ban hành các kế hoạch khôi phục vận tải hành khách nội địa. Đến thời điểm này, vận tải nội địa đã có bước phát triển đột phá, đảm bảo được 60 - 70% so với thời điểm cuối năm 2019.
Với việc thực hiện tốt chiến lược vaccine, vận tải đường bộ trong năm 2022 và những năm tiếp theo sẽ ít bị ảnh hưởng, sẽ phát triển tốt.
Đường sắt cũng là lĩnh vực gặp rất nhiều khó khăn. Truyền thống của đường sắt là vận tải hành khách. Tuy nhiên, khi vận tải hành khách bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, chúng ta khuyến khích vận tải hàng hóa thì vận tải hàng hóa Bắc - Nam đã có sự phát triển đột phá. Đặc biệt, chúng ta đã mở được một số tuyến hàng hóa đi châu Âu qua Trung Quốc.
Sắp tới, chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho đường sắt, ban hành một số Thông tư, tham mưu Chính phủ ban hành một số cơ chế để Tổng công ty Đường sắt VN có thể điều chỉnh chiến lược, tập trung vận chuyển hàng hóa trong nước, quốc tế. Tôi cho rằng, trong năm 2022, đường sắt sẽ bớt khó khăn hơn.
Riêng lĩnh vực hàng không, khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các giải pháp linh hoạt đã được áp dụng, trong đó có việc tập trung vận chuyển hàng hóa.
Vừa qua, khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, chúng tôi đã từng bước mở lại vận tải nội địa. Riêng vận tải hành khách quốc tế, Bộ GTVT, Cục Hàng không VN đã làm việc với rất nhiều nước để nối lại các đường bay. Với việc tỷ lệ tiêm phủ vaccine cao như hiện nay, chúng tôi có niềm tin là vận tải hàng không sẽ bớt khó khăn hơn rất nhiều trong năm 2022.
Với cá nhân Bộ trưởng, nhìn lại năm 2021, Bộ trưởng có hài lòng với kết quả đạt được?
Kết quả của ngành GTVT là thành tích của cả tập thể, lãnh đạo Bộ chỉ đóng vai trò cầu nối. Nhìn lại năm 2021, tôi khẳng định, ngành GTVT đã có nhiều chuyển biến, có sự thay đổi lớn về tư duy, có khó khăn là khắc phục, phải tập trung, linh hoạt các giải pháp để khắc phục.
Cũng nhờ vậy mà chúng tôi đã vượt qua rất nhiều khó khăn, ngành GTVT đạt được kết quả đột phá trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, nếu nói hài lòng hay không thì chúng tôi chưa bao giờ hài lòng.
Sinh thời Bác Hồ nói: “Giao thông vận tải là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Nếu nhìn vào tốc độ giải ngân, nhìn vào quy hoạch, nhìn vào đảm bảo giao thông, có thể chúng tôi hài lòng vì đã đạt được những kết quả nhất định.
Nhưng nhìn vào tình hình vận tải của cả nước, trong đó có lĩnh vực hàng không, đường sắt, đường bộ, chúng tôi còn rất nhiều trăn trở vì chưa thể giúp được các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đồng hành cùng với các doanh nghiệp, cố gắng đưa ra các giải pháp, làm sao để mọi thứ tốt hơn trong năm 2022.
Bộ trưởng có thể chia sẻ cụ thể hơn về những giải pháp này?
Sau khi lập các quy hoạch ngành, công bố quy hoạch, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là triển khai thực hiện. Chúng tôi sẽ phải xây dựng đề án để thực hiện những quy hoạch này.
Cũng để thực hiện quy hoạch, ngoài việc bố trí ngân sách Nhà nước, cần có cơ chế để thu hút vốn ngoài Nhà nước. Trong quy hoạch có rất nhiều đột phá, rất cần vốn đầu tư, cần sự đồng hành của doanh nghiệp.
Như trong lĩnh vực hàng hải, chúng tôi đặt ra 3 mũi nhọn. Thứ nhất phải hình thành cảng mới Trần Đề. Ở phía Bắc, chúng tôi đặt mục tiêu hình thành cảng Nam Đồ Sơn, một cảng mới hoàn thành, dự kiến khi hoàn thành đưa vào khai thác, cùng với cảng Lạch Huyện sẽ tạo nên đột phá cho phía Bắc.
Tại khu vực Đông Nam bộ, chúng ta có cảng Cái Mép - Thị Vải. Chúng tôi đang tập trung đưa cảng này trở thành cảng trung chuyển của Việt Nam, gom hàng để chuyển tải ra nước ngoài.
Với những cảng này, chúng tôi định hướng sẽ xã hội hóa, để doanh nghiệp làm chứ Nhà nước không làm. Muốn vậy, phải xây dựng cơ chế, tham mưu Chính phủ.
Về hàng không, chúng tôi tập trung chỉ đạo, điều hành, đang triển khai dự án CHK quốc tế Long Thành, đảm bảo hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025 đúng như Nghị quyết của Quốc hội.
Ở phía Bắc, chúng tôi phối hợp với TP Hà Nội chuẩn bị trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch CHK quốc tế Nội Bài, nâng công suất lên 100 triệu khách/năm.
Với đường bộ, đến năm 2030, chúng ta phải có 5.000km đường cao tốc. Trong khi hiện tại, chúng ta mới có 1.163km. Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 3.000km. Chúng tôi đã và đang rất tích cực triển khai.
Tuy nhiên, nguồn vốn Nhà nước có hạn. Do vậy, chỉ dùng ngân sách Nhà nước cho những dự án trọng điểm, đột phá. Còn những dự án có tính thương mại cao như: Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM, Vành đai 4 Hà Nội, những dự án ở khu vực miền Đông Nam bộ, có nhiều khu công nghiệp, chúng tôi sẽ tham mưu các cơ chế để thu hút nguồn lực, đề xuất hình thành các quỹ giúp cho các nhà đầu tư tiếp cận, triển khai quy hoạch.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của năm 2022 và những năm tiếp theo của ngành GTVT là phải cụ thể hóa được 5 quy hoạch ngành. Chúng tôi sẽ đề xuất cơ chế đặc thù để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận vốn, tạo “sân chơi” cho nguồn vốn xã hội hóa rót tiền đầu tư, triển khai các quy hoạch, tạo tiền đề phát triển cho đất nước.
Thông điệp của Bộ GTVT trong năm 2022 là gì và Bộ GTVT sẽ làm gì để thực hiện được thông điệp đó, thưa Bộ trưởng?
Căn cứ vào kế hoạch năm 2022 và giai đoạn 2022 - 2025, có thể thấy, trong một khoảng thời gian ngắn 4 năm, Bộ GTVT phải đạt mục tiêu đột phá trên cả 5 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải và hàng không.
Để thực hiện được điều này, Bộ GTVT hết sức mong muốn Trung ương, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đồng hành cùng ngành GTVT, gỡ vướng về cơ chế, chính sách, trong đó có việc bố trí vốn, phân khai vốn, GPMB, tái định cư…
Với cán bộ trong ngành GTVT, tôi kêu gọi tất cả đồng lòng phát huy tinh thần đi trước mở đường. Trong khó khăn, chúng ta sẽ có giải pháp, khó khăn càng nhiều càng phải quyết tâm, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết thống nhất để cùng nhau vượt qua.
Chúng tôi sẽ phát động phong trào thi đua. Các Ban QLDA, các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện sẽ cam kết với Bộ thực hiện tốt nhất chức trách, nhiệm vụ.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Đ.T - T.B
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận