|
Tác phẩm Sộp của nghệ nhân Lê Cao Thăng, CLB Bonsai Trường Đại học KHTN TP HCM “khoe sắc, đọ dáng” ở khu Vườn Cơ Hạ, Huế
|
800 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật góp mặt “đọ dáng, khoe sắc” trong vườn Cơ Hạ (Đại Nội Huế) phục vụ du khách và người dân Cố đô chiêm ngắm dịp Festival Huế 2018 là những tác phẩm bonsai đặc sắc của 165 nghệ nhân cây cảnh đến từ Hà Nội, Thành TP.HCM, An Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế…
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, thời gian qua đơn vị đã tập trung nghiên cứu nhằm “Đánh thức những khu vườn Thượng uyển” để du khách khi đến tham quan các khu Di sản Huế có thể chiêm ngưỡng, trải nghiệm những giá trị cảnh quan đặc sắc vang bóng một thời của chốn kinh kỳ xưa.
“Với mục tiêu quyết tâm làm sống lại những giá trị cảnh quan tinh túy và đặc sắc của các khu vườn Thượng uyển vang bóng một thời thì một điều chắc chắn sẽ không thể thiếu sự chung tay góp sức của các nghệ nhân cây kiểng… từ khắp mọi miền đất nước - những người sẽ trực tiếp thổi hồn làm cho các khu vườn Thượng uyển được tái sinh”, Phan Thanh Hải nói.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Cơ Hạ Viên (Vườn Cơ Hạ) – một trong những Ngự uyển xưa dưới thời Nguyễn là nơi nghỉ ngơi, giải trí của hoàng gia trong khu vực Đại nội Huế, nơi quy tụ nhiều loại cây cảnh quý hiếm của các nghệ nhân có tay nghề cao trong chế tác, chăm sóc, phối trí cây kiểng, sân vườn của mọi miền đất nước. Khu vườn là sự kết hợp khéo léo với bố cục tinh tế của những hồ nước, đồi cây và các công trình kiến trúc mang phong cách thuần Việt, mang lại không gian luôn xanh mát tươi mới trong chốn hoàng cung.
Nhiều năm qua Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã đầu tư nâng cấp, bổ sung cây cảnh, tái tạo hệ thống sân vườn để phục dựng diện mạo vốn có của vườn thượng uyển xưa để phục vụ du khách tham quan và tìm về thú chơi tao nhã của người xưa.
|
Tác phẩm Sông lạnh của nghệ nhân Nguyễn Xuân Cường, Hội sinh vật cảnh TP Đà Nẵng
|
|
Mai Chiếu Thủy của nghệ nhận Nguyễn Thiện Hà, CLB Bonsai Cố đô Huế
|
|
Mai chiếu thủy của nghệ nhân Trần Công Thịnh, CLB Bonsai Huế Xanh
|
|
Một tác phẩm Mai Chiếu Thủy khác "khoe sắc, đọ dáng" trong Vườn Cơ Hạ
|
|
Mai Chiếu Thủy của nghệ nhân Nguyễn Văn Lộc, CLB Bonsai Huế Xanh
|
|
Mai Chiếu Thủy của nghệ nhân Pháp Hải, CLB Bonsai Quy Thuận
|
|
Cần Thăng của nghệ nhân Phạm Ngọc, Hội sinh vật cảnh TP Đà Nẵng
|
|
Cần Thăng của nghệ nhân Huỳnh Văn Khoa, CLB Bonsai Huế
|
|
Cần Thăng của nghệ nhân Huỳnh Đức Phú, CLB Bonsai Huế
|
|
Cần Thăng của nghệ nhân Đoàn Như Ý, CLB Bonsai Huế Xanh
|
|
Cây Ngọa Tùng của một nghệ nhân Hội sinh vật cảnh TP Quảng Ngãi
|
|
Cây Ngọa Tùng của một nghệ nhân khác thuộc Hội sinh vật cảnh TP Quảng Ngãi
|
|
Một tác phẩm tụ hội về khoe dáng thế “siêu độc” trong Vườn Cơ Hạ dịp Festival Huế 2018
|
|
Linh Sam của một nghệ nhân CLB Bonsai Quy Thuận
|
|
Kim Tiền của một nghệ nhân Hội sinh vật cảnh TP Đà Nẵng
|
|
Hàng trăm tác phẩm bonsai từ miền đất nước tụ hội về Vườn Cơ Hạ "đọ" dáng thế "siêu độc" rất đa dạng, từ những cây tượng trưng cho sự thanh cao, quý hiếm như "Ngọa Tùng", Mai Chiếu Thủy... đến những cây dân dã như: Vú sữa, Sung, Me, Khế...
|
|
Những tác phẩm bonsai đặc sắc từ 3 miền đất nước tụ hội về... khoe dáng dịp Festival Huế 2018 có tuổi đời từ vài chục đến trên cả trăm năm
|
|
Đây là những “đứa con cưng” đã được các nghệ nhân cây cảnh kỳ công sưu tầm, tỉ mẩn chăm sóc và dày công “uốn nắn”.
|
|
Những tác phẩm bonsai đặc sắc của các nghệ nhân cảnh cảnh từ 3 miền đất nước tụ hội về khoe dáng phục vụ du khách và người dân Cố đô đã mắt nhìn ngắm dịp Festival Huế cũng sẽ góp phần làm cho các khu vườn Thượng uyển được tái sinh.
|
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận