Đến tối muộn ngày hôm qua, chương trình phần thi National Costume - Phần thi Trang phục văn hóa dân tộc trong khuôn khổ cuộc thi Miss Grand Vietnam 2024 được diễn ra vô cùng mãn nhãn, đầy cảm xúc.
“Đây là lần đầu tiên show diễn National Costume được trình diễn ngoài mà còn cạnh bờ biển như thế này. Với sân khấu ngoài trời mặc dù chúng tôi phải đối mặt nhiều thách thức khách quan về mặt thời tiết, ánh sáng.
Tuy nhiên, đổi lại có được lợi thế và mặt diện tích vì thế mà năm nay BTC tâm tư mang đến sân khấu lớn, hoành tráng, tiếp tục ghi nhiều dấu ấn cho chương trình”, tổng đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ.
NTK Vũ Việt Hùng hoành tráng với nhiều thiết kế đồ sộ. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong làng thời trang, nhà thiết kế (NTK) Nguyễn Việt Hùng nổi tiếng với những trang phục áo dài truyền thống, đậm chất văn hóa Việt Nam.
Đồng thời là giảng viên đại học, huấn luyện viên này tạo được sự uy tín về kiến thức chuyên môn thời trang, văn hóa dân tộc Việt Nam.
Huyền sử Âu Lạc lấy cảm hứng từ hình ảnh về Quốc mẫu Âu Cơ cùng truyền thuyết Con rồng cháu tiên của người Việt. Trang phục được tạo hình với vòng xoay ấn tượng và đính kết cầu kỳ.
Không chỉ thế, Huyền sử Âu Lạc còn thể hiện tinh thần luôn hướng về nguồn cội, nhớ ơn tổ tiên của thế hệ trẻ. Hay tác phẩm Tiếng vọng Tây Sơn tôn vinh lòng yêu nước, kiên trung, tài sắc vẹn toàn của người phụ nữ Việt Nam xưa và là niềm tự hào của vùng đất võ Bình Định. Trang phục được thiết kế tinh xảo với bộ khung cờ cầu kỳ, hoành tráng.
Tác phẩm Thủy Yên là linh vật có sức mạnh siêu nhiên, ngăn chặn điều xấu, phòng ngừa thiên tai. Kìm nóc còn thể hiện trình độ thẩm mỹ, tay nghề của người nghệ nhân Việt xưa.
Trang phục được đính kết dày đặc các mảng kim tuyến màu cùng những chất liệu kim sa cao cấp vô cùng lấp lánh. Với lợi thế về chiều cao, Hoa hậu Bảo Ngọc truyền tải trọn vẹn được vẻ đẹp tâm linh của thiết kế mang tính biểu tượng.
Bên cạnh đó, team HLV Nguyễn Việt Hùng còn mang đến tác phẩm nhiều tác phẩm như Dệt mộng của tác giả Bùi Hoài Duy; Cá bảy màu của tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo; Điện gió Bạc Liêu của tác giả Phạm Hoàng Bảo; Mộng của tác giả Nguyễn Thị Thuý Huyền; Bạch Liên Vân Chỉ của tác giả Nguyễn Thái Nhạc.
Khác với team NTK Vũ Việt Hùng, team của NTK Vũ Lan Anh ghi dấu với những tác phẩm thủ công tinh xảo đến những trang phục có tiểu cảnh được thiết kế tỉ mỉ với độ đầu tư khủng về chất liệu.
Tác phẩm Trưng Vương lấy cảm hứng từ hai nữ anh hùng cưỡi voi ra trận đã đi vào lịch sử Việt Nam qua Đại Nam quốc sử diễn ca như tượng đài về lòng yêu nước, quả cảm.
Thiết kế còn mang ý nghĩa nhắc nhở về đạo lý uống nước nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc cùng trách nhiệm bảo vệ, xây dựng đất nước nơi thế hệ trẻ hôm nay.
Với mô hình voi chiến được thi công tỉ mỉ từng chi tiết, hoành tráng, Nguyễn Huy Hoàng mang đến hình ảnh hiện thực và tái hiện được trọn vẹn một vẻ đẹp hào hùng trong lịch sử Việt Nam.
Người đẹp Bùi Lý Thiên Hương cưỡi voi cao 3m, trình diễn ấn tượng, ánh mắt sắc sảo với tinh thần sẵn sàng chiến đấu.
Mỹ nghệ gáo dừa đề cao tính sáng tạo, tư duy thẩm mỹ của người thợ trong nước. Trang phục được ứng dụng kỹ thuật khung 3D vô cùng tinh xảo cùng những chạm khắc hình ảnh gáo dừa tỉ mỉ với những dải kim sa.
Lụa nàng sen được làm từ lụa tơ sen của Việt Nam, một loại lụa quý hiếm, đắt đỏ vào bậc nhất thế giới. Từng sợi tơ được người nghệ nhân khéo léo rút ra từ thân cây sen.
Qua nhiều công đoạn tỉ mỉ cùng hàng ngàn giờ lao động, sen thành lụa, mềm mịn, lay động giác quan bằng hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ.
Ngoài ra, team NTK Vũ Lan Anh còn ghi điểm với tác phẩm Họa sắc Khmer của tác giả Lâm Trần Khang; Cờ Lau của tác giả Trương Nhất Huy;
Họa tranh thốt nốt của tác giả Phan Hòa Phát; Họa khắc hoa nây của tác giả Nguyễn Trọng Hiếu; Ngọc Sen Vàng của tác giả Bùi Minh Vương; Mật ong hoa tràm của tác giả Huỳnh Đang Trường; Sênh Tiền Du Hí của tác giả Trần Hoài Thuận.
Team NTK Đặng Trọng Minh Châu gây ấn tượng mạnh với nhiều thiết kế được thực hiện 3D vô cùng tinh xảo. Châu đã khẳng định được kinh nghiệm cũng như khả năng truyền đạt, dẫn dắt của mình qua sự thành công của các trang phục.
Thiên hạc của tác giả Lê Thị Kim Dung được Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2020 - Nguyễn Lê Ngọc Thảo trình diễn.
Trang phục với tông màu chủ đạo là đen và trắng càng làm nổi bật từng chi tiết mô phỏng kỹ thuật điêu khắc, đính kết cầu kỳ tạo hiệu ứng ấn tượng khi trình diễn.
Lấy hình ảnh chim Lạc trong văn hóa Đông Sơn làm điểm nhấn, đại diện cho con người chính trực, cùng khát vọng vươn lên, chinh phục ước mơ của người con đất Việt. Với khả năng trình diễn giàu cảm xúc cùng gương mặt sắc sảo, á hậu Ngọc Thảo luôn thể hiện tốt những phần trình diễn trang phục truyền thống.
Tác phẩm May Tre của tác giả Vũ Tuấn Hưng được Lâm Thị Bích Tuyền, lấy cảm hứng từ nét đẹp độc đáo của sản phẩm mây tre đan truyền thống Việt Nam.
Nét đẹp không chỉ là hình thức thẩm mỹ bên ngoài, tính ứng dụng đa dạng mà còn ở sự tỉ mỉ, khéo léo, sáng tạo của người nghệ nhân làng nghề.
Tre còn là loài cây mang tính biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp, đáng quý của con người Việt: ngay thẳng, kiên cường. Những tác phẩm được thực hiện bởi mây tre cũng được đặt để vô cùng thẩm mỹ, mang đến tổng thể ấn tượng.
Chim phượng hay chim phụng là 1 trong tứ linh, loài chim thần tái sinh từ tro tàn, đại diện cho phẩm giá, đức hạnh cùng vẻ đẹp của người phụ nữ cao quý.
Thiết kế không chỉ mang đến sự may mắn, vinh hiển mà còn truyền tải thông điệp về sức mạnh, quyết không đầu hàng trước số phận, càng trải qua khó khăn lại càng trở nên rực rỡ.
Tác phẩm được thiết kế với phần cánh vô cùng bắt mắt, với kỹ thuật 3D và chạm khắc, mạ vàng cầu kỳ, tinh xảo.
Thiết kế này lấy cảm hứng từ nghề chế tác lân sư rồng thủ công truyền thống tại Việt Nam. Hình ảnh Lân mang sắc màu rực rỡ, tươi vui mang theo bình an và may mắn cùng thịnh vượng.
Có lịch sử hơn 400 năm, làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình vẫn tồn tại trong mạch ngầm lịch sử Việt Nam bằng những tác phẩm điêu khắc đá có giá trị nghệ thuật cao.
Năm 2019, nghề đã được vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Khẳng định trình độ thẩm mỹ cùng khả năng thổi hồn vào đá của người nghệ nhân Việt.
Trang phục được thiết kế hoành tráng với biểu tượng Rồng bay lượn 3D tinh xảo. Cũng trong tiết mục này, thí sinh Lệ Nam đã tỏa sáng nhận được nhiều lời khen của khán giả.
Thiết kế Vũ điệu Nộc Dung lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của chim công hay khổng tước, loài chim sở hữu chiếc đuôi sặc sỡ, được mệnh danh là Phật Mẫu trong nhân gian. Mang vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy.
Biểu tượng của quyền lực, sắc đẹp và sự nhân từ. Phần đuôi khổng tước được thiết kế tinh xảo nhiều tầng lớp cùng kỹ thuật đính kết cầu kỳ.
Team NTK Đặng Trọng Minh Châu đồng thời ghi điểm với những trang phục Mỹ nhân ngư của tác giả Nguyễn Tấn Lượng; Tinh hoa dân tộc của tác giả Võ Tuấn Anh; Em ít lá gai của tác giả Lê Bình; Ngọc tác giả Vũ Cao Thanh Huyền; Họa mộc tre của tác giả Quách Tâm Trí.
Đội NTK Nguyễn Minh Công ghi dấu với những hiệu ứng sân khấu thú vị trong các màn trình diễn. Trở lại mùa thứ 3, Công cho thấy được sự bản lĩnh, kinh nghiệm chinh chiến của mình.
Hầu hết các phần trình diễn của team NTK Nguyễn Minh Công đều được đặt để những yếu tố bất ngờ hoặc lồng ghép những điệu múa truyền thống đặc trưng.
Hoa trên chiến trận khắc họa hình ảnh nữ tướng Nguyễn Thị Bành - nữ tướng giả trai duy nhất trong lịch sử Việt Nam.
Trang phục không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh hình ảnh nữ anh hùng kiên cường, bất khuất trong lịch sử dân tộc.
Mà còn truyền tải thông điệp đừng để định kiến xã hội, định kiến giới trở thành rào cản của hoài bão và ước mơ.
Cũng trong tiết mục này, Thùy Dung đã thực hiện màn biến hình đầy cảm xúc mang đậm yếu tố thời trang trình diễn. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm là vũ công, Kim Dung mang đến những cảm xúc trọn vẹn qua những chuyển động cơ thể thu hút.
Cạnh đó là Lạc thiêng của tác giả Nguyễn Trung Thành lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của Tổ Mẫu Âu Cơ cùng truyền thuyết Con rồng cháu tiên của dân tộc Việt Nam.
Lồng ghép trong thiết kế là hình ảnh bọc trứng cách điệu hoa sen hay hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Mang thông điệp về tinh thần đoàn kết, nhắc nhở thế hệ trẻ luôn tự hào về cội nguồn thiêng liêng, không ngừng phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên đã để lại. Tác phẩm được đánh giá là thực hiện rất thành công vì giống sát sao với bản vẽ.
Hoặc tác phẩm Mai của tác giả Nguyễn Duy Hậu. Theo lưu truyền, vì say mê vẻ đẹp rực rỡ của hoàng mai, người dân Nam Bộ đi khẩn hoang đã mang về thuần dưỡng để mỗi dịp xuân về, hoa lại nở vàng rực một góc sân, mang theo niềm vui về một mùa sum họp sắp đến.
Thiên nhân phi long của tác giả Cù Hoàng Long được thiết kế vô cùng hoành tráng với mô hình rồng đồ sộ. Cảm tác từ hình tượng tiên cưỡi rồng xuất hiện trong điêu khắc và hội họa dân gian Việt Nam.
Mỗi tác phẩm đều nổi bật với đường nét tinh tế, có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện thế giới quan sinh động của người nghệ nhân xưa. Trang phục còn là sự tôn vinh đối với một trầm tích mang đậm bản sắc dân tộc.
Diệu vũ bài bông của tác giả Bùi Thế Bảo và tác giả Nguyễn Nguyên Bảo là điệu múa cổ của Việt Nam. Được xem là đỉnh cao của nghệ thuật Ca trù khi phối hợp giữa lời ca và giọng hát hòa cùng nhạc khí như phách, đàn dây, trống chầu. Thường được biểu diễn trong ngày Lễ Thái bình Diên Yến của vua Trần Nhân Tông, mang ý nghĩa chúc thọ, xưng tụng cảnh đất nước thanh bình và ngợi ca những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc.
Với thế mạnh là một vận động viên khiêu vũ, Quế Khanh mang đến phần trình diễn ấn tượng với điệu múa điêu luyện, bắt mắt.
Team NTK Nguyễn Minh Công đồng thời mang đến đêm diễn các tác phẩm Ngọc chiêu tuyết của tác giả Nguyễn Thành Đạt Anh và tác giả Nguyễn Ngọc Phương Anh; Công kỵ lý ngư của tác giả Nguyễn Đức Lương; Long phụng sum vầy của tác giả Nguyễn Tuấn Kiệt; Thị Mầu của tác giả Minh Trực.
Phần thi Trang phục văn hóa dân tộc tại Miss Grand Vietnam 2024 là sự kết hợp hoàn mỹ giữa âm thanh, ánh sáng, thiết kế visual led, thời trang và văn hóa.
Với sự tính toán kỹ lưỡng và đầu tư về mặt thẩm mỹ đã giúp các màn trình diễn được trọn vẹn cả về phần nhìn lẫn phần nghe.
Sự đầu tư, tâm huyết và tình yêu văn hóa truyền thống Việt Nam của tập thể ban tổ chức và niềm yêu thích sáng tạo của các NTK trẻ đã giúp tôn vinh sự trường tồn của văn hóa Việt.
Thông qua phần thi này, cũng có thể thấy người trẻ rất yêu văn hóa, mong muốn được giữ gìn và phát triển những giá trị cội nguồn.
Cạnh đó, có nhiều tác phẩm được ban giám khảo đánh giá cao nhất trong phần thi Trang phục văn hóa dân tộc tại Miss Grand Vietnam 2024:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận