Ngày 14/1 (23 tháng chạp), người dân Việt Nam làm lễ tiễn "ông Công, ông Táo" lên chầu trời. Sau nghi lễ cúng ông Công, ông Táo, dọn bàn thờ gia tiên, nhiều người dân đã tới các sông, hồ thả cá chép tiễn Táo quân. |
Theo ghi nhận của PV, từ sáng sớm đến đầu giờ chiều ngày 14/1, người dân đến thả cá tại khu vực hồ Tây ngày càng đông. |
Tuy nhiên, do người dân đổ cả tro bụi khiến nhiều khu vực nằm trong khuôn viên hồ bị ô nhiễm, cá chết hàng loạt. |
Cá chép chết ngay tại khu vực mới được người dân thả chủ yếu là cá chép đỏ do người dân thả dịp "ông Công, ông Táo". |
Anh Đạt, người dân đến thả cá tại hồ Tây cho hay: "Ra đến hồ Tây, thấy cá chép đỏ người dân vừa thả đã chết trắng ven hồ, tôi rất do dự vì mình thả xuống cá của mình cũng chết ngay. Bây giờ mà không kịp thả, mang đi chỗ khác thì sợ cá không còn ô xi trong túi nilon thì cũng chết". |
Theo ghi nhận của PV, ngoài việc ô nhiễm, cá chết thì xung quanh khu vực hồ Tây toàn nilon được người dân vứt lại. Có người dân phải lội ra ngoài nước để thả cá. |
Tại bậc lên xuống của hồ Tây, thầy Thích Tịnh Giác (chùa Phúc Sơn, xã Kim Sơn, Gia Lâm) đang vất vả thu dọn rác thải, nilon ven hồ. |
"Năm nay, tình trạng vứt túi nilon đã giảm đi khá nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn một số người thả tro, bát hương xuống hồ gây ảnh hưởng đến môi trường nước", thầy Thích Tịnh Giác chia sẻ. |
Tại khu vực hồ Giảng Võ, nhiều người dân cũng tập trung để thả cá tại đây. Tuy nhiên, khu vực này không có thùng để đựng rác. |
Phần còn lại của que hương chất đống trên mặt hồ. |
Tro, chân hương cũng được người dân vứt thẳng xuống mặt nước. |
Cá chết có thể do tro làm ô nhiễm nguồn nước. |
Thậm chí, ở một khu vực, người dân vừa mới thả cá chép xuống thì bị câu lên ngay sau đó. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận