Kinh tế

Cả làng phất lên nhờ "lộc Phật"

06/01/2015, 11:16

Nhiều hộ nông dân ở Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) có thu nhập tiền tỷ hàng năm nhờ quả phật thủ. Nhiều nhà cao tầng mọc lên, các gia đình có tiền mua xe và còn cho con du học.

Có gia đình còn dự định cho con đi du học.

Phật thủ để được 6 đến 8 tháng mà không bị hỏng. Lúc mới mua, quả có màu vàng chanh. Để một thời gian thì quả chín ngả sang vàng rực, màu giàu sang, phú quý và tỏa hương thơm rất dễ chịu. Ngón tay Phật thủ càng to, mọng thì càng để được lâu.
Phật thủ để được 6 đến 8 tháng mà không bị hỏng. Lúc mới mua, quả có màu vàng chanh. Để một thời gian thì quả chín ngả sang vàng rực, màu giàu sang, phú quý và tỏa hương thơm rất dễ chịu. "Ngón tay" phật thủ càng to, mọng thì càng để được lâu.
Nhờ những
Nhờ những "bàn tay Phật" mà người dân Đắc Sở giàu lên nhanh chóng. Cách đây hơn chục năm, người dân nơi đây còn quanh năm tất bật với rơm rạ, ruộng đồng, rồi đi buôn hoa quả trong nội thành. Giờ đây vào Đắc Sở những nhà cao tầng mọc lên sat sát nhau, cuộc sống của họ sung túc hơn.
Những bông hoa đã nở để đem đến mùa vụ sau. Sau Tết cây sẽ ra hoa nhiều và đến tháng 6, tháng 7 lại tiếp tục thu quả. Được biết những chùm hoa Phật thủ này chỉ giữ lại 2 đến 3 bông để có quả tốt còn lại bỏ đi.
Những bông hoa đã nở để đem đến mùa vụ sau. Sau Tết, cây sẽ ra hoa nhiều và đến tháng 6, tháng 7 lại tiếp tục thu quả. Được biết những chùm hoa phật thủ này chỉ giữ lại 2 đến 3 bông để có quả tốt còn lại bỏ đi.
Ông Vương cho biết, trồng loại cây này dễ nhưng sức đề kháng yếu, cây hay bị sâu bệnh như: rỉ sắt, nhện đỏ, thối lá… nên phải phun thuốc sâu và tưới nước quanh năm. Vào tháng 10, khi phật thủ bắt đầu lớn nhanh, gia đình phải thuê thêm người làm cỏ vun lên hai bên giúp cây phát triển tốt.
Ông Vương- một người dân trồng phật thủ cho biết, trồng loại cây này dễ nhưng sức đề kháng yếu, cây hay bị sâu bệnh như: rỉ sắt, nhện đỏ, thối lá… nên phải phun thuốc sâu và tưới nước quanh năm. Vào tháng 10, khi phật thủ bắt đầu lớn nhanh, gia đình phải thuê thêm người làm cỏ vun lên hai bên giúp cây phát triển tốt.
Giá tại vườn khi lấy buôn được ông Vương cho biết, dao động từ 50.000 – 100.000 đồng/quả nhỏ, quả to đẹp lên đến 250.000 – 300.000 đồng/quả tuỳ loại, một số quả to, dáng đẹp còn có giá đắt hơn. Vài năm gần đây gia đình ông cũng trồng cây Phật thủ nhỏ ở trong chậu để bán cho mọi người chơi tết, mỗi cây có khoảng 5 quả với giá từ 2 triệu đồng trở lên. Tính trung bình mỗi vườn cũng thu về vài trăm triệu.
Giá tại vườn khi lấy buôn được ông Vương cho biết, dao động từ 50.000 – 100.000 đồng/quả nhỏ, quả to đẹp lên đến 250.000 – 300.000 đồng/quả tuỳ loại. Một số quả to, dáng đẹp còn có giá đắt hơn. Vài năm gần đây gia đình ông cũng trồng cây phật thủ nhỏ ở trong chậu để bán cho mọi người chơi Tết, mỗi cây có khoảng 5 quả với giá từ 2 triệu đồng trở lên. Tính trung bình mỗi vườn cũng thu về vài trăm triệu.
 Những quả phật thủ càng nhiều tay và có hình dáng kỳ quặc thì giá thành càng cao.
Những quả phật thủ càng nhiều tay và có hình dáng kỳ quặc thì giá thành càng cao.
Đến với vườn Phật thủ của gia đình Chị Thúy, người trồng thứ 3 ở xã được biết nhà chị có khoảng 3 mẫu trồng cây phật thủ, mà mỗi cây cho thu được từ 40 đến 50 quả. Chị Thúy cho biết: “Ngày xưa dân làng ở đây khổ lắm! làm không đủ ăn, mới đầu có hai người trồng cây Phật thủ, thấy làm ăn được mọi người kéo theo”.
Đến với vườn phật thủ của gia đình chị Thúy, một người trồng vườn phật thủ lớn thứ 3 ở xã được biết, nhà chị có khoảng 3 mẫu trồng cây phật thủ, mỗi cây lại cho thu được từ 40 đến 50 quả. “Ngày xưa dân làng ở đây khổ lắm! làm không đủ ăn, mới đầu có hai người trồng cây Phật thủ, thấy làm ăn được mọi người kéo theo”, chi Thúy nói.
Phật thủ có hai vụ chính vụ đầu gia đình chị Thúy thu khoảng 300 triệu đồng, vụ này chủ yếu là tiền gốc và công chăm sóc. Vụ thứ hai là vụ tết, vụ này sẽ cho thu lãi. Chia sẻ với phóng viên chị cho biết: “Với 3 mẫu Phật thủ bán trong dịp tết đem lại cho gia đình tôi hơn một tỷ đồng”.
Phật thủ có hai vụ chính. Vụ đầu năm, gia đình chị Thúy thu khoảng 300 triệu đồng, vụ này chủ yếu là tiền gốc và công chăm sóc. Vụ thứ hai là vụ Tết, vụ này sẽ cho thu lãi. Chia sẻ với phóng viên, chị cho biết: “Với 3 mẫu phật thủ bán trong dịp Tết đem lại cho gia đình hơn 1 tỷ đồng”.
Ngoài 20 tháng chạp âm lịch, ôtô đậu thành hàng dài trên đê về Đắc Sở. Khách đến tận vườn để hái quả mang về nhà. Muốn có quả đẹp, khách phải đặt trước đó vài tháng. Chủ vườn đánh dấu rồi chăm sóc cẩn thận chờ ngày hái xuống.
Ngoài 20 tháng Chạp, ôtô đậu thành hàng dài trên đê về Đắc Sở. Khách đến tận vườn để hái quả mang về nhà. Muốn có quả đẹp, khách phải đặt trước đó vài tháng. Chủ vườn đánh dấu rồi chăm sóc cẩn thận chờ ngày hái xuống.
Những cây lâu năm cho ra quả nhỏ, thường được gia đình chị Thúy thu đi bán để phá bỏ trồng cây mới.
Những cây lâu năm cho ra quả nhỏ, thường được gia đình chị Thúy thu đi bán để phá bỏ trồng cây mới.
Phật thủ là loại quả có chi phí đầu vào thấp nhưng lại cho lợi nhuận cao. Một sào Phật thủ thu lợi nhuận gấp mấy lần nên nhiều nhà tại Đắc Sở đã “thay da đổi thịt” nhờ trồng loại cây này.
Phật thủ là loại quả có chi phí đầu vào thấp nhưng lại cho lợi nhuận cao. Một sào Bắc Bộ phật thủ thu lợi nhuận gấp mấy lần nên nhiều nhà tại Đắc Sở đã “lên đời” nhờ trồng loại cây này.
Chị Thúy cũng tươi cười chia sẻ: “Vào đây nhà ai trồng phật thủ cũng xây nhà 2 tầng, mua xe, mua đất, nuôi các con ăn học. Tôi có một cháu học năm nhất Đại học y,sắp tới tôi cho con đi du học ở nước ngoài. Cuộc sống ngày xưa mình khổ rồi, giờ phải để con cái hưởng lộc”.
Chị Thúy cũng tươi cười chia sẻ: “Nhà ai trồng phật thủ cũng xây nhà 2 tầng, mua xe, mua đất, nuôi các con ăn học. Tôi có một cháu học năm nhất đại học Y. Sắp tới, tôi cho con đi du học ở nước ngoài. Cuộc sống ngày xưa mình khổ rồi, giờ phải để con cái hưởng lộc”.

 

 Quỳnh An

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.