Không cần phải chờ đến dịch vụ điện tín ngoại giao, các nhà lãnh đạo ở nhiều nước trên thế giới đã gửi lời chúc mừng tới Tổng thống đắc cử Joe Biden ngay từ khi ông được dự đoán là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 (xin lưu ý rằng đây chưa phải là kết quả chính thức do cần chờ đợi Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn, tuy nhiên, nó cũng đã xác định 99% tấm vé vào Nhà Trắng-PV).
Trong khi việc kiểm phiếu vẫn tiếp tục và thực tế các thách thức pháp lý vẫn còn tồn tại, nhiều cơ quan, tổ chức truyền thông khác đã dự đoán Joe Biden chắc chắn sẽ là tổng thống tiếp theo.
Một số nhà lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng gửi lời chúc mừng tới ông Joe Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tweet bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp để nói "lời chúc mừng" tới ông Biden và bà Harris, nhận xét về mối quan hệ "độc nhất vô nhị" giữa hai nước.
"Tôi thực sự mong được làm việc cùng nhau và xây dựng điều đó với cả hai bạn", ông Trudeau viết.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đã chúc mừng người đồng cấp tiềm năng trong tương lai, đặc biệt là Harris về "thành tích lịch sử" của bà.
Ông Boris Johnson đã thêm vào các bình luận ngắn gọn, nói rằng ông mong muốn "hợp tác chặt chẽ với nhau về các ưu tiên chung của chúng ta.".
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói với niềm tự hào về thành công "đột phá" của bà Harris, vì ngoài việc là phụ nữ đầu tiên được bầu làm Phó Tổng thống và Phó Tổng thống da màu đầu tiên, bà Harris cũng sẽ trở thành Phó Tổng thống người Mỹ gốc Ấn đầu tiên từng được bầu.
Ông Modi, người thường xuyên là đồng minh của Donald Trump, cho biết ông "tin tưởng rằng mối quan hệ sôi động giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ sẽ thậm chí còn bền chặt hơn" khi bà Harris tại nhiệm. Ông gọi đó là một thành công cho "tất cả những người Mỹ gốc Ấn.".
Theo sau Thủ tướng Canada Trudeau, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã tweet một tuyên bố cả bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.
Tuyên bố của ông Macron không chỉ là một lời chúc mừng chung chung, nhà lãnh đạo Pháp đã nói về công việc sẽ ở phía trước, khi đề cập rằng “hai quốc gia sẽ phải vượt qua những thách thức của ngày hôm nay.".
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte không chúc mừng tổng thống đắc cử mà thay vào đó ca ngợi "tỷ lệ cử tri đi bầu xuất sắc" của người dân Mỹ.
Ông Giuseppe Conte đã cam kết rằng Hoa Kỳ có thể coi Italy là "một Đồng minh và một đối tác chiến lược mạnh" vì ông sẵn sàng làm việc với Joe Biden.
Tổng thống Iraq Barham Salih nồng nhiệt hơn trong lời chúc mừng, gọi ông Joe Biden là "người bạn và đối tác đáng tin cậy trong sự nghiệp xây dựng đất nước Iraq tốt đẹp hơn.".
Ông Salih tuyên bố rằng Iraq sẽ quan tâm đến "mục tiêu chung" là hòa bình và ổn định ở Trung Đông - một nền hòa bình đã đạt được một số lợi ích lớn trong năm nay với việc Trump làm trung gian cho các thỏa thuận giữa Israel và một số quốc gia xung quanh, bao gồm cả Sudan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain.
Bộ trưởng thứ nhất Scotland Nicola Sturgeon cũng lên tiếng chúc mừng Biden, ghi nhận vai trò "làm nên lịch sử" của bà Harris với tư cách là Phó Tổng thống đắc cử.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg chúc mừng tổng thống đắc cử, đồng thời lưu ý ông Joe Biden là "người ủng hộ mạnh mẽ" của liên minh.
“NATO mạnh sẽ tốt cho cả Bắc Mỹ và Châu Âu,” – ông Stoltenberg nói.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab lưu ý rằng quá trình này vẫn đang diễn ra, nhưng chúc mừng ông Biden và bà Harris không chỉ vì những chiến thắng dự kiến của họ mà còn làm như vậy trong một "cuộc tranh tài cận kề".
Ông Raab nói thêm rằng tình bạn giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ luôn là "động lực vì điều tốt đẹp trên thế giới.". Ngoài ra, ông Raab cũng lưu ý rằng Tổng thống Trump "đã chiến đấu hết mình.".
Lãnh đạo Đảng Lao động đối lập của Anh, Keir Starmer, ca ngợi chiến dịch của Biden đang hoạt động dựa trên "các giá trị mà chúng ta ở Vương quốc Anh chia sẻ - sự đàng hoàng, chính trực, lòng trắc ẩn và sức mạnh.".
Tuy nhiên, không phải tất cả các từ ngữ đều nồng nhiệt, Ayatollah Ali Khamenei – Đại giáo chủ Iran đã gọi cuộc bầu cử là "một ví dụ về bộ mặt xấu xí của nền dân chủ tự do.".
Ông Khamenei gọi quá trình kéo dài nhiều ngày này là một "cảnh tượng" và tuyên bố rằng “đó là một dấu hiệu cho thấy sự suy giảm rõ ràng về chính trị, dân sự và đạo đức của chế độ Hoa Kỳ.".
Đồng minh của Trump và nhà lãnh đạo của dự án đưa nước Anh rời châu Âu (Brexit) Nigel Farage đã chế nhạo các cử tri Đảng Dân chủ, những người đã đổ xuống đường để ăn mừng chiến thắng, nói rằng "việc đưa tin ... sẽ khiến bạn nghĩ rằng Chúa Giêsu đã trở lại."
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận