Các gã khổng lồ công nghệ gần đây đã thúc giục Tổng thống đắc cử Donald Trump thách thức sự giám sát quy định của Liên minh châu Âu (EU) đối với họ.
Một nguồn tin nói với Financial Times, tác động của nhiệm kỳ của ông Trump là một yếu tố để xem xét, đồng thời làm rõ chiến thắng của tỷ phú này không phải là nguyên nhân khiến EC lật lại các cuộc điều tra.
Theo Financial Times, việc xem xét lại của EC có thể dẫn đến khả năng Brussels giảm hoặc thay đổi phạm vi của các cuộc điều tra và sẽ bao gồm tất cả các trường hợp được khởi xướng kể từ tháng 3/2024 theo Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) mang tính bước ngoặt của EU.
DMA là một trong những luật nghiêm ngặt nhất nhắm vào sự thống trị thị trường của các gã khổng lồ công nghệ, quy định những gì mà các nền tảng công nghệ lớn nhất thế giới có thể hoặc không thể làm và áp đặt các khoản tiền phạt lên tới 10% doanh thu hàng năm của một công ty.
Với kế hoạch của EC, tất cả các quyết định và khoản phạt tiềm năng sẽ bị tạm dừng cho đến lúc cuộc điều tra hoàn thành, nhưng công việc kỹ thuật về các vụ việc sẽ tiếp tục.
Nguồn tin từ Financial Times cho biết, các cơ quan quản lý hiện đang chờ đợi hướng dẫn để đưa ra quyết định cuối cùng về trường hợp của Google, Apple và Meta.
DMA có hiệu lực vào năm 2022 với mục tiêu kiềm chế quyền lực của các công ty công nghệ lớn "Big Tech" và đảm bảo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nhỏ hơn.
Tuần trước, Meta đã hủy bỏ chương trình kiểm tra thực tế của Mỹ ở một trong những cuộc cải tổ lớn nhất về cách tiếp cận đối với việc quản lý nội dung chính trị trên các dịch vụ. Điều này xảy ra khi CEO Mark Zuckerberg bày tỏ mong muốn hàn gắn mối quan hệ với chính quyền của ông Trump sắp tới.
Hôm thứ hai vừa qua, Bloomberg News đưa tin, EU đang cân nhắc mở rộng cuộc điều tra xem liệu mạng xã hội X của người bạn thân cận của ông Trump, Elon Musk, có vi phạm các quy tắc kiểm duyệt nội dung hay không.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận