Ở mỗi vùng miền khác nhau, thậm chí là mỗi gia đình khác nhau sẽ có những suy nghĩ và quan niệm khác nhau để bày trí mâm ngũ quả cho phù hợp. Thông qua tên gọi của năm loại trái cây, mỗi gia đình đều gửi gắm vào đó những mong muốn khác nhau cho năm mới.
Mâm ngũ quả thường có nải chuối tượng trưng cho tay Phật và hành mộc
Cũng qua mâm ngũ quả, con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn ông bà tổ tiên đã phù hộ để có được thành quả trong suốt một năm vừa qua, và cũng để bày tỏ mong ước cho những điều tốt lành may mắn trong năm mới sắp tới.
Dưới góc độ phong thuỷ, ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương ứng với các màu đen, đỏ, xanh, trắng, vàng.
Chuối và quả phật thủ tượng trưng cho hành mộc và cầu mong phúc lộc
Thông thường, mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối, và nhất định là chuối còn xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết.
Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).
Dưa hấu thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Nam thay chuối miền Bắc
Trên mâm, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm...
Hiện nay, giao thương thuận lợi, hoa quả bốn mùa và dễ dàng di chuyển, các gia đình đều có thể lựa chọn đa dạng các loại trái cây theo sở thích và mong muốn riêng của mình.
Mâm ngũ quả đa dạng và bắt mắt
Tham khảo một số mẫu mâm ngũ quả đẹp Tết Nhâm Dần 2022:
Mâm ngũ quả bày mẫu
Mâm ngũ quả bày đĩa nhỏ
Mâm ngũ quả người miền Nam
Mâm ngũ quả cài hoa
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận