Giáo dục

Cách dạy dỗ khiến con cái tự ti, tốt nghiệp đại học vẫn chỉ "trốn" ở nhà

22/12/2020, 01:00

Cách giáo dục này tuy không sử dụng đòn roi nhưng mang tới bóng đen tâm lý tiêu cực rất lớn cho một đứa trẻ.

“Tại sao con lại dốt thế nhỉ”

“Chuyện dễ như thế này mà không làm được, lớn lên biết làm cái gì”

“Sao người khác làm được mà con lại không thể”

“Thi không đậu, mặt mũi nào mà bố mẹ nhìn người khác đây hả”

Có lẽ những câu nói này thỉnh thoảng lại xuất hiện trong tuổi thơ của một số người, nó quẩn quanh tâm trí của một đứa trẻ, khiến chúng buồn chán mà không biết nói ra với ai.

Theo một nghiên cứu của Đại học Iowa, Mỹ, chỉ có khoảng 20% những gì cha mẹ nói với con cái hằng ngày theo hướng tích cực và khích lệ. Trung bình một đứa trẻ có hơn 30 nhận xét tiêu cực về bản thân mỗi ngày.

Thời gian gần đây, MXH Trung Quốc bàn tán sôi nổi về trường hợp của một cô gái 33 tuổi.

Theo đó, cô gái này tên là Phạm Thành Kim (hay còn gọi là Tiểu Kim), mặc dù đã tốt nghiệp nhiều năm nhưng vẫn không đi làm mà ở nhà “ăn bám” vào cha mẹ. Cô nói rằng, bản thân hiện nay là do cách giáo dục sai lầm mà cha mẹ cô gây ra.

Được biết, Tiểu Kim từ nhỏ đã thích thiết kế, nhưng trong mắt cha mẹ đó không phải là một sở thích có thể kiếm được nhiều tiền sau này.

Trong mắt cha mẹ, cô là “đồ bỏ đi”, chẳng làm nên tích sự gì cả. Dù cô có làm tốt việc gì cũng chưa bao giờ được công nhận, thậm chỉ khi quét nhà cũng bị cha mẹ chế giễu.

Những lời nói tiêu cực như vậy không ngừng gieo vào tai cô mỗi ngày, khắc sâu vào tâm trí và không bao giờ có thể xóa bỏ được.

Dù đã trúng tuyển đại học như Tiểu Kim nhận thấy bản thân không có khả năng giao tiếp với người khác.

Sau khi tốt nghiệp, cô tìm được việc làm nhưng vì rụt rè, sợ thất bại cùng với việc không có sự ủng hộ từ gia đình, khiến cô tự ti hết lần này tới lần khác.

Chính vì thế, sau một thời gian, cô chọn cách trốn ở nhà, bất chấp sự mắng mỏ của cha mẹ mỗi ngày.

img

Cô chọn cách trốn ở nhà, bất chấp sự mắng mỏ của cha mẹ mỗi ngày.

Tiểu Kim muốn cha mẹ mình nhận ra lỗi lầm khi họ giáo dục con cái như vậy, bằng cách tự nhốt mình trong nhà. Thế nhưng, mọi thứ lại trái ngược với suy nghĩ của cô, cha mẹ cô suốt ngày chửi bới và chán ghét con gái của mình hơn.

Sau khi đọc xong câu chuyện của Tiểu Kim, nhiều cư dân mạng bày tỏ thái độ thông cảm. Bởi họ cũng từng có một tuổi thơ như vậy, suốt ngày sống trong sự chê bai của cha mẹ, khiến họ trở nên tự ti và không muốn giao tiếp với người khác.

Có một chàng trai đã dũng cảm bước lên sân khấu và nói với mẹ mình: “Tại sao mẹ luôn so sánh con với các bạn khác trong lớp? Sao mẹ không bao giờ nhìn thấy sự cố gắng của con”.

Nhưng người mẹ lạnh lùng đáp lại: “Mẹ chỉ muốn con tốt lên, cố gắng hơn nữa”.

Cuối cùng, chàng trai phát hiện ra rằng, dù mẹ mình có sai thế nào đi chăng nữa, bà cũng sẽ cố chấp theo ý mình và sẽ không thay đổi.

Thực ra, người mẹ này cũng giống như mẹ của Tiểu Kim, dù con cái có làm gì đi chăng nữa, trong mắt họ luôn thấy con mình kém cỏi.

Nếu con cái có phản kháng lại, đó là hành động của sự bướng bỉnh, không nghe lời. Họ không hiểu được rằng, đằng sau sự bạo hành bằng lời nó có thể đẩy con mình đến bờ vực của sự tuyệt vọng.

Bác sĩ nhi khoa nổi tiếng người Mỹ Adele Faber từng nói: “Đừng bao giờ đánh giá thấp tác động của lời nói đối với cuộc sống của một đứa trẻ”.

Lòng bao dung của trẻ con kém hơn người lớn rất nhiều. Cha mẹ luôn nghĩ rằng, trẻ làm được thì làm được, không làm được thì mắng. Họ không biết rằng, những lời nói này như con dao, để lại vết thương lòng không bao giờ lành.

Bạo lực ngôn ngữ ảnh hưởng tới một đứa trẻ như thế nào?

img

- Nỗi đau về tinh thần

Bạo hành bằng lời nói của cha mẹ sẽ để lại những vết sẹo trong lòng con cái không thể nào xóa nhòa. Nỗi đau về tinh thần đôi khi còn khủng khiếp hơn cả về thể chất. Những tổn thương này khắc sâu vào tim một đứa trẻ, là cái bóng đi theo chúng cả đời, thậm chí có thể khiến trẻ trầm cảm và tìm đến cái chết.

- Tạo bóng đen tâm lý

Trường hợp của Tiểu Kim là ví dụ điển hình. Khi bị cha mẹ bạo hành bằng lời nói, con cái sẽ trở nên ngại giao tiếp với người khác, rụt rè, sợ hãi.

Sự phủ nhận, công kích và chỉ trích của cha mẹ sẽ khiến trẻ có những tiêu cực về mặt tâm lý, gây ra nhiều hậu quả đáng báo động.

Tuổi thơ của trẻ chỉ có một lần. Cha mẹ phải nhìn vào điểm mạnh của trẻ và không phải lúc nào cũng đánh giá cuộc sống của chúng bằng suy nghĩ của mình. Hãy đứng nhiều hơn từ góc độ của trẻ, để hiểu hơn về con mình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.