Phối hợp với tổ chức Liên minh Nhân viên hàng không Hồng Kông (HKFAA), bản điều tra của EOC đã thu được 392 lượt hồi đáp từ 9.000 bản câu hỏi điều tra được phân phát trong giai đoạn tháng 11/2013 – 1/2014.
Các nhân viên thuộc tổ chức HKFAA bao gồm hãng hàng không Cathay Pacific, Dragonair, British Airways và United Airlines đã tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra của EOC. Trong số 392 lượt hồi đáp, số nữ nhân viên chiếm 86% và nam nhân viên là 14%.
Tiếp viên hàng không trở thành đối tượng quấy rối tình dục của hành khách |
Trả lời hãng tin CNN, phát ngôn viên EOC Mariana Law nhấn mạnh tỷ lệ người hồi đáp khá thấp gồm 2 nguyên nhân chính.
Thứ nhất, phần lớn các nhân viên của HKFAA không làm việc tại Hồng Kông. Thứ hai, nhiều nhân viên cho rằng quấy rối tình dục là một nỗi xấu hổ và tai nạn nghề nghiệp. Do đó, họ không cảm thấy thoải mái khi báo cáo với cấp trên.
Kết quả điều tra cho thấy 27% số người phản hồi câu hỏi điều tra (29% nữ, 17% nam) báo cáo từng là nạn nhân của tình trạng quấy rối tình dục khi đang làm nhiệm vụ trong 12 tháng qua.
Phần lớn tiếp viên hàng không bị quấy rối tình dục dưới hình thức va chạm thân thể như "trêu ghẹo, sờ soạn, hôn, cấu véo".
Ngoài ra, nhiều hành khách còn dùng những lời lẽ dâm tục hay sách báo khiêu dâm và thậm chí trực tiếp đề nghị "qua đêm" với nhân viên hàng không. Trong đó, hành khách quấy rối tình dục nhân viên hàng không chiếm 59% và đồng nghiệp là 41%.
Theo EOC, ngay khi bước vào nghề, các nhân viên hàng không và hãng hàng không đã nhận thức được việc trở thành đối tượng quấy rối tình dục của hành khách.
"Hiện chưa có điều khoản pháp lý nào bảo vệ các nhân viên cung cấp hàng hóa, dịch vụ và phương tiện khỏi tình trạng quấy rối tình dục từ khách hàng", Tiến sĩ John Tse Wing-ling, người phụ trách Ủy ban Nghiên cứu và Chính sách của EOC nhấn mạnh.
Theo infonet
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận